5 CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU phải nắm vững để cất cánh thành công – Phần 1

Chủ Nhật, 02/08/2020, 10:29

Là 1 chủ doanh nghiệp, chắc chắn bạn hiểu được rằng thương hiệu (Brand) chính là một giá trị quý giá mà các công ty lớn như Apple, Google hay McDonald đã làm được trong suốt lịch sử phát triển của mình. Với vai trò quản trị doanh nghiệp, bạn cũng khao khát xây dựng một thương hiệu có sức mạnh cho doanh nghiệp của mình. Nỗi băn khoăn về chiến lược thương hiệu cứ thế dấy lên và loanh quanh trong tâm trí mọi lúc mọi nơi. Bạn bắt đầu tìm kiếm cách thức, nghiền ngẫm những ví dụ thành công trên thị trường. Tìm hiểu xong, bạn vẫn loay hoay vì các ví dụ quá chung chung và khó hoặc thể áp dụng đối với doanh nghiệp tại Việt Nam. Con đường tìm ra giải pháp giống như một vòng luẩn quẩn không ngừng và vấn đề thì vẫn cứ ở lì tại đó.

Nhìn tới logo này, mọi người luôn nhận ra nó đại diện cho thương hiệu nào (Nguồn: apple.com và mcdonalds.com)

Đối với các doanh nghiệp lớn, họ sẽ có ngân sách dồi dào để chi cho việc xây dựng thương hiệu. Nhưng bạn có biết rằng ngay cả khi bạn không là những công ty lớn như Apple hay Microsoft thì bạn hoàn toàn vẫn có thể tạo nên giá trị của doanh nghiệp mình, giúp công ty bạn trở nên nổi bật và thu hút nhiều khách hàng mà không tốn quá nhiều ngân sách.

Trong bài viết này, Thanhs sẽ chia sẻ cho các doanh nhân đang quản lý doanh nghiệp này những chiến lược cơ bản để dựng xây một thương hiệu có tính bền vững, hướng tới hiệu quả cho hoạt động kinh doanh dựa trên sự tham khảo từ cây viết nổi tiếng trong lĩnh vực nhận diện thương hiệu, Deanna deBara. 

Dưới đây là 5 chiến lược tạo nên thương hiệu cho cách doanh nghiệp nhỏ sẽ giúp bạn có lời giải tốt nhất cho mình:

  1. Xác định bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn

Bộ nhận diện thương hiệu không phải chỉ là logo mà bạn hiển thị trên website của công ty mình. Đó là một bộ hình ảnh đại diện cho chính doanh nghiệp của bạn, nó hướng đến cách khách hàng quan tâm và đánh giá đến công ty mình như thế nào. Thương hiệu là của bạn nhưng khách hàng là là người quyết định ý nghĩa của nó. Vì vậy, trước khi xây dựng thương hiệu, bạn phải hiểu rõ mình là ai và khách hàng quan tâm đến mình như thế nào. Có như vậy bạn mới đi đúng hướng trong xây dựng thương hiệu của công ty mình. Đây là một số gợi ý:

Gợi ý số 1: Tự hỏi bạn là ai? 

Nếu bạn đã có sẵn ý tưởng cho thương hiệu, điều đó sẽ rất tuyệt vời, nhưng nếu chưa thì cũng không sao. Doanh nghiệp mới thành lập chưa phải là đã có sẵn thương hiệu mà nó sẽ hình thành trong quá trình hoạt động, nhưng về lâu dài, nó chính là linh hồn của doanh nghiệp. Hãy tự hỏi chính mình hoặc ban lãnh đạo công ty các câu hỏi sau để hiểu rõ hơn về công ty của chính bạn:

  • Nếu phải mô tả công ty của bạn bằng 3 từ, chúng sẽ là gì?
  • Bạn biết những gì về thị trường bạn đang hoạt động?
  • Giá trị cốt lõi hay vai trò của công ty bạn là gì?
  • Bạn có muốn tạo ra sự khác biệt trong lĩnh vực mình kinh doanh không?

Trả lời xong những câu hỏi trên, trong đầu bạn đã có một bức tranh tổng quát, dù hơi lộn xộn, về doanh nghiệp của mình. Hiểu được mình là ai trên thị trường, có những giá trị gì và khác biệt như thế nào với phần còn lại thì mới có thể truyền được hình thái đó vào trong thương hiệu và làm thương hiệu đó trở nên nổi bật, tạo ra sức hút với khách hàng.

Gợi ý số 2: Tìm ra khách hàng mục tiêu

Nghe tưởng chừng rất đơn giản, nhưng đây là việc cần phải làm mà các doanh nghiệp nhỏ cần phải thực hiện khi xây dựng nhận diện thương hiệu. Thay vì cố gắng bán sản phẩm cho tất cả khách hàng mà không quan tâm đến khách hàng của mình thật sự là ai, cũng như không biết họ cần gì ở sản phẩm của mình thì bạn nên làm việc này thật kỹ lưỡng để có được thương hiệu đúng về sau.

Để làm được điều đó, hãy dành thời gian xác định khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp bạn. Họ là ai? Bao nhiêu tuổi? Mức thu nhập hay trình độ của họ như thế nào? Giới tính cũng là một vấn đề cần nghiên cứu và quan trọng hiểu được họ đang cần gì trong lĩnh vực mình kinh doanh? Họ đang gặp khó khăn gì? Khi nào họ cần sản phẩm hay dịch vụ của mình hay tại sao họ lại cần chúng?

Khi bạn biết được thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, bạn có thể dựa vào đó xây dựng nên chiến lược tạo thương hiệu của bạn và đích đến cuối cùng đó là bạn có được một thương hiệu có sức kết nối với khách hàng mà bạn cần.

Gợi ý số 3: Thiết lập POD (hay còn gọi là “nước chấm đặc biệt” của thương hiệu)…

PoD – Point of Different đề cập đến các yếu tố của sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra sự khác biệt, giúp thương hiệu cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.Muốn thương hiệu của bạn trở nên nổi bật thì bạn cần phải tìm ra PoD và làm nó trở nên nổi bật.

POD chính là những thứ khiến doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, giải đáp cho khách hàng lý do tại sao họ chọn doanh nghiệp của bạn hơn là chọn đối thủ của bạn. Vì vậy bạn phải truyền nó vào thương hiệu của mình.

Bản thân POD như một chất phụ gia đặc biệt, một bí quyết riêng, một công thức riêng làm cho bạn trở nên khác biệt, ví dụ như gói gia vị trong sản phẩm mì tôm Hảo Hảo của AceCook, nó khiến cho nhiều người mê mẩn sản phẩm này, thậm chí để dành để làm gia vị chấm các món ăn khác. Là một thương hiệu đã lâu đời, thị trường ngày càng khốc liệt nhưng vị trí của Hảo Hảo là không thể thay thế trong lòng khách hàng. Pod có thể là nhiều thứ đơn giản cho đến phức tạp, vô hình hay hữu hình miễn là nó tạo nên sự lôi cuốn trong thương hiệu mà bạn muốn có.

Bộ ba đã tạo nên huyền thoại mỳ tôm Hảo Hảo (Nguồn: acecookvietnam.vn)

Cuối cùng là bạn luôn phải hiểu rõ những việc mình làm trong lĩnh vực của mình

Bạn muốn thương hiệu của mình trở nên khác biệt, nhưng để có một chiến lược dựng xây thương hiệu đạt hiệu quả nhất thì bạn luôn phải giữ những ngón tay của mình hòa theo nhịp đập của doanh nghiệp của bạn, biết rõ những gì đã  vàđang hoạt động hay kể cả những gì sẽ đến trong tương lai. hoạt động.

Nắm bắt được các đối thủ cạnh tranh đang làm gì và nắm bắt xu hướng (hot trend) sẽ mang lại cho bạn sự cảm nhận rõ rệt về thị trường lý tưởng. Dù bạn có thể vô tình phá thương hiệu của đối thủ thì việc nắm bắt xu hướng thị trường sẽ mang lại cho bạn cơ sở xây dựng bản sắc thương hiệu phù hợp.

Đây là chiến lược đầu tiên rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần tiếp theo Thanhs sẽ đưa ra tiếp các chiến lược đặc biệt khác cực kỳ hữu ích, hãy đón xem tại phần 2 của “5 chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ”.

Đọc tiếp: Phần 2

View (1264)