Định vị thương hiệu

KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

Định vị Thương hiệu là sự xác lập một vị trí khác biệt và độc đáo của thương hiệu “bám rễ vào tâm trí khách hàng mục tiêu”. Một bản tuyên ngôn định vị thương hiệu thường ngắn gọn và sử dụng những “từ khóa” mạnh mẽ, khác biệt, nêu bật thuộc tính của thương hiệu.

Định vị thương hiệu là “trận chiến” trong tâm trí khách hàng mục tiêu (Jack Trout)

Từ “định vị” lần đầu tiên được sử dụng bởi Alries Ries và Jack Trout năm 1969 trong một bài báo của tạp chí Industry Marketing, mô tả chiến lược “điền một vị trí” (filling a slot – từ của Ries và Trout) vào tâm trí của khách hàng mục tiêu.

Nhiều tác giả khác cũng đã liên kết tầm quan trọng của định vị với khái niệm về USP (đề xuất bán hàng độc đáo), một trong số đó, Jack Trout là người đầu tiên đi sâu phân tích về định vị, đưa định vị trở thành một chiến lược trọng yếu trong chiến lược thương hiệu.

“Điều luật  định vị nghĩa là, doanh nghiệp cần tập trung vào một ý tưởng hay khẩu hiệu mà ở đó người tiêu dùng xác định được chính mình (thông qua trải nghiệm thương hiệu” – Rivkim & Trout, 1996.

Theo Giáo sư David Aaker, chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu: “Định vị nhãn hiệu là một phần của nhận diện thương hiệu và các đề xuất giá trị là để chủ động kết nối với các đối tượng công chúng/khách hàng mục tiêu và thể hiện một lợi thế hơn các thương hiệu cạnh tranh.”(Aaker, 1996, tr. 176).

 

Mô hình định vị thương hiệu sản phẩm - thị trường, Thanhs Brand
Mô hình định vị thương hiệu sản phẩm – thị trường, Thanhs Brand

Một cách dễ hiểu nhất, định vị thương hiệu là việc xác định một vị thế hay vị trí cho thương hiệu trên thị trường một cách khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng mục tiêu/công chúng.

Hai yếu tố có tính quyết định sự khác biệt của một thương hiệu là người tiêu dùng, hoặc cụ thể hơn là đối tượng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Giống như khi đi học, mỗi người chúng ta chọn một chỗ ngồi riêng (hoặc được sắp xếp chỗ riêng) trong lớp học. Một hôm bạn nghỉ ốm, giáo viên và bạn học (trong vai trò người tiêu dùng/công chúng) sẽ biết có người vắng mặt. Nếu bạn khiến giáo viên và bạn bè ấn tượng, họ sẽ nhớ ra người vắng mặt là ai, tên gì, tính cách như thế nào… Nếu bạn chỉ lặng lẽ đến lớp, không giao lưu với ai, không giới thiệu cá nhân mình… và lớp lại đông quá thì mọi người sẽ không thể “liên tưởng” được hình ảnh riêng của bạn.

Những thương hiệu thực sự đang dẫn đầu. Họ “nói” thế nào về thương hiệu và triết lý của mình?

  • Chỉ có thể là Heineken.
  • Dành cho thế hệ mới (Pepsi Cola).
  • Think Different (Apple).
  • We try harder (Avis).
  • Just Do it (Nike).
  • Nơi chốn thứ 3 và rót cả tâm hồn vào đáy cốc (Starbucks).
  • Believe (Sony).

(Trích 10 bước cất cánh thương hiệu, Đặng Thanh Vân, 2014)

 

 

 6 CÂU HỎI MẤU CHỐT CẦN TRẢ LỜI KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ

1. Lĩnh vực kinh doanh/ sản phẩm chủ đạo

2. Năng lực cốt lõi để tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

3. Khách hàng mục tiêu của thương hiệu?

4. Lợi ích khác biệt mà thương hiệu mang lại cho khách hàng?

5. Đâu là điểm độc đáo duy nhất trong sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu?

6.Vị thế của thương hiệu trên thị trường?

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU

 

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

1. Tư vấn chiến lược quản trị doanh nghiệp tổng thể

2. Tư vấn chiến lược kinh doanh

3. Tư vấn chiến lược quản trị nguồn nhân lực

4. Khám bệnh tổng thể doanh nghiệp

5. Tư vấn – Đào tạo chiến lược bán hàng

 

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU

1. Tư vấn thương hiệu cho doanh nghiệp SMEs

2. Tư vấn Chiến lược thương hiệu dẫn đầu dành cho các doanh nghiệp trên đà cất cánh thành DN cỡ lớn

3. Giám đốc thương hiệu đồng hành

4. Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể

5. Phòng Marketing thuê ngoài

6. Cố vấn Ban Lãnh đạo DN theo giờ

7. Tư vấn chiến lược văn hoá doanh nghiệp


THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

1. Đặt tên thương hiệu (Brand Naming) 

2. Sáng tạo Slogan

3. Thiết kế Logo và Hệ thống nhận diện thương hiệu