MÔ HÌNH F&B THEO TREND: ĐÂU LÀ CƠ HỘI?

Thứ Sáu, 30/10/2020, 16:11
Mô hình F&B theo trend
Mô hình F&B theo trend

F&B và thời trang là 2 ngành luôn thay đổi với tốc độ chóng mặt và cũng là 2 lĩnh vực sản sinh ra nhiều trend trên thị trường nhất. Mỗi năm đều có 2 – 3 trend diễn ra, khiến cộng đồng phát sốt về chúng và đua nhau check in, thử trend, đu trends.

Tuy nhiên, khi cơn sốt qua đi thì còn tầm 2-3 brand mạnh trụ lại được. Trà chanh thì có vẻ TMore, Bụi Phố và Layla vẫn ok. Trà sữa thì còn (chắc là) Toco Toco, The Alley… Sữa Chua Trân Châu bắt đầu vài brand đuối dần, sang năm chắc lại sẽ có kết quả…

MÔ HÌNH F&B THEO TREND: ĐÂU LÀ CƠ HỘI?

Cơn sốt Trà Chanh, Tà tưa, Sữa chua Trân châu, Nước mía v.v… rồi đi về đâu?

Một vài năm qua có hàng loạt mô hình kinh doanh F&B theo trend. Nhẹ nhàng thì có thể chỉ ra vài cơn sốt từ quy mô cỡ trung đến toàn quốc, nghĩa là bùng nổ đển vài ba trăm điểm chỉ trong vòng 1-2 năm. Các ông lớn gạo cội trong ngành F&B cũng phải há hốc mồm…

Cơ hội nào cho mô hình này?

Theo mình có 4 yếu tốt để quyết định mô hình theo trend liệu có khả năng bùng nổ và kéo dài hay không!

Yếu tố số 1: Sản phẩm

Sản phẩm có đủ tính đại trà hay không? Quan điểm của mình là sản phẩm theo trend phải có tính đại trà, phải là sản phẩm phổ biến, ai ai cũng có thể dùng được. Thế nên phân tích học thuật theo kiểu “rào cản sản phẩm” là khó có thể nhảy vào mô hình kinh doanh theo trend của F&B. Bởi sản phẩm với rào cản cao (về tính địa phương, hay về độ khó làm) thì đều khó có thể phổ tạo thành cơn sốt được, và nó sẽ không đủ lớn để tạo thành cơn sốt.

Thế nên Trà Chanh, Tà tưa, Sữa chua Trân châu, Nước mía v.v… rất ok để bùng nổ. Mỳ cay 7 cấp độ, hơi khó, vì tệp khách nhỏ, mà cả vì một yếu tố nữa – yếu tố số 2.

Các quán trà chanh mọc lên như nấm
Các quán trà chanh mọc lên như nấm

Yếu tố số 2: Tần suất sử dụng sản phẩm

Sản phẩm chạy theo trend mà không đạt được tần suất sử dụng tốt thì coi như là phêu. Đấy, giải thích lý do tại sao Mỳ cay 7 cấp độ bùng lên rồi toang rất nhanh. Một món ăn đặc biệt như vậy đầu tiên là những người không ăn được cay hay ăn ít cay sẽ có tần suất sử dụng rất thấp. Thậm chí là đối với những người ăn cay và mê ăn cay, một món ăn dù có ngon đến đâu cũng có lúc ngán.

Trước cơn sốt Mỳ Cay mình nhớ còn có một cơn sốt từng rất mạnh là Chè Khúc Bạch, cũng một thời hoành rất hoành. Cơ mà tần suất không đạt, thế nên xì hơi sau chưa đầy 1 năm. Mấy cái như Trà Chanh, Tà tưa, Sữa chua Trân châu, Nước mía v.v… có mật độ sử dụng đi sử dụng lại khá tốt, có thể uống hàng ngày với các vị thay đổi, nhất là lại còn có thêm yếu tố thứ 3 nữa…

Yếu tố số 3: Tính mở (Thực ra chưa nghĩ ra từ chuẩn chuyên ngành, tạm dùng từ này)

Tính mở ý mình là mô hình phải ra vỉa hè được, phải bình dân, phải dễ quay quần chém gió! Chả biết tại sao như một dạng tập tính sử dụng đồ ăn đồ uống, dân mình rất khoái ngồi vỉa hè. Thậm chí chúng ta còn gọi những món ăn tại vỉa hè là ẩm thực đường phố, ẩm thực vỉa hè cơ mà. Giới trẻ con cho rằng đó là một nét văn hóa, luôn hào hứng và tự hào về nó.

Những mô hình trend nhưng máy lạnh, điều hòa chỉ tồn tại được một thời gian. Càng đầu tư cơ sở vật chất lớn, càng khiến giá cost và giá vận hành cao => giá thành bán ra cao. Mà giá cao thì khách hàng sẽ khó có tần suất ăn đi ăn lại thật nhiều được… Phần này hì hì hì hơi cưỡng tình đoạt lý một tý nhưng tạm để vậy, ke ke ke

Yếu tố số 4: Độ phủ

Do 3 yếu tố đầu Sản phẩm, Tần suất, Tính mở phải thật cao nên thực ra các mô hình kinh doanh theo trend thường không có sự khác biệt quá lớn về sản phẩm, thực tế sản phẩm có thể học và bắt chước làm rất nhanh. Thế nên lợi thế cạnh tranh không đến từ gốc là sản phẩm hay mô hình kinh doanh, mà thực ra là đến từ độ phủ, phải phủ thật nhanh, bung thật mạnh, chiếm lĩnh các địa điểm tốt. Đó là lý do phải làm nhượng quyền thật tốt để phủ. Ban đầu thị trường trăm hoa đua nở nhưng rốt cuộc tầm 3 brand sẽ phủ phần lớn thị trường… Bạn phải chạy thật nhanh để đứng top 3, hoặc sẽ hụt hơi rất nhanh…

Mình thích các mô hình kinh doanh theo trend vì nó thể hiện sự sáng tạo của những người tạo lập ra các mô hình này. Ở một góc nhìn khác, họ đã có công nâng cấp rất nhiều sản phẩm “tầm thường” thành một thứ “rất gì và này nọ”. Giỏi vãi đi chứ còn gì.

Cơn sốt Trà Chanh, Tà tưa, Sữa chua Trân châu, Nước mía v.v… rồi đi về đâu? Nhiều người cho rằng nó là mô hình không bền vững, đến rồi đi… Mình thì thấy đến rồi đi là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa thôi mà… Thế mới là cuộc sống chứ…

Nối gót trà chanh, nước mía trở thành 1 trend mới
Nối gót trà chanh, nước mía trở thành 1 trend mới

Với mình thì mình thấy Trend Bia hơi Vỉa hè vẫn là đỉnh cow nhất, 1-2-3 Zô Zô!

HOÀNG TÙNG Mr PIZZA

Với những chia sẻ từ chuyên gia Hoàng Tùng, đánh giá của bạn về tiềm năng của các mô hình F&B theo trend này như thế nào?

Đây là một bài viết dễ đọc, dễ hiểu và dễ chill. Hãy xem nó như một bài đọc nhẹ nhàng bên cốc café sáng nhẹ nhàng hay cốc trà chiều âm ấm sau những giờ làm việc căng thẳng.

 

 

View (1624)