VĂN HÓA DOANH NGHIỆP XUẤT PHÁT TỪ TÌNH YÊU

Thứ Năm, 05/04/2018, 13:25
Chuyên gia tư vấn thương hiệu Đặng Thanh Vân đồng hành cùng Chiến lược văn hóa thương hiệu nội bộ Saigon Smile Spa
Chuyên gia tư vấn thương hiệu Đặng Thanh Vân đồng hành cùng Chiến lược văn hóa thương hiệu nội bộ Saigon Smile Spa

Một trong những thành công …mà tôi rất mãn nguyện, đó là xây dựng được tập thể 300 cán bộ nhân viên theo tinh thần đoàn kết, trong đó có không ít nhân viên đã gắn bó với công ty ngay từ ngày đầu thành lập. Tôi tự hào công ty không chỉ đơn giản là nơi đảm bảo thu nhập sống cho các nhân viên, mà còn tạo nên môi trường làm việc hạnh phúc với những giá trị văn hóa đáng trân trọng.

Mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu và chính họ sẽ cùng nhau tạo nên thành công cho dự án kinh doanh của bạn!

98% nhân viên của chúng tôi là nữ, vì vậy, chúng tôi rất đề cao giá trị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội; Thường xuyên tổ chức các buổi trò chuyện về những vấn đề phụ nữ quan tâm như nuôi con thế nào là khoa học? chăm sóc bản thân như thế nào để hạnh phúc?…

Các nhân viên của chúng tôi rất biết cách chăm sóc bản thân từ những điều vô cùng nhỏ nhặt như làm tóc, làm móng… Họ thấu hiểu triết lý của thương hiệu: “Phụ nữ biết yêu bản thân để đẹp hơn, hạnh phúc hơn mỗi ngày” và chính họ tự lan truyền tinh thần đó đến từng khách hàng của chúng tôi mà không cần đến bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào.
(Trích từ Chia sẻ của Chủ tịch Công ty Saigon Smile Spa qua bài phỏng vấn với Báo Pháp Luật)

NHÂN HIỆU LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU

Nhiều người hiểu lầm văn hóa doanh nghiệp đơn thuần là văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, thậm chí đơn giản là phong cách lãnh đạo, tầm nhìn, khẩu hiệu người đứng đầu công ty. Không hẳn vậy, nó bao trùm tất cả những điều đó, và rộng hơn nhiều những điều đó. Có hơn 300 định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp trên thế giới. “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.). Hay “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.)

Dù có những cách diễn giải khác nhau, những định nghĩa này đều nhấn mạnh vào “giá trị”. Thế nên, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị tinh thần, vật chất tồn tại cùng với doanh nghiệp ngay từ khi mới bắt đầu, chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp và đặc trưng cho doanh nghiệp, khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh.

Tôi đã có hơn 3 năm cùng trải nghiệm với thương hiệu của Doanh nghiệp trong phần chia sẻ phía trên. Trò chuyện và phỏng vấn không chỉ ban lãnh đạo, team Marketing, TP Nhân sự; mà còn “đi vào quần chúng” khám phá từng chi tiết nhỏ nhất của các dịch vụ và dành nhiều thời gian trò chuyện với nhân sự cấp thấp nhất.

Hơn 50/300 nhân sự trong tổ chức mà tôi đã có thời gian làm việc, phỏng vấn sâu cùng có chung một ý kiến: YÊU công ty/công việc và YÊU SẾP KHÔNG THỂ KỂ HẾT BẰNG LỜI.

Có những bạn đã vừa trả lời phỏng vấn vừa khóc vì “Nhờ có cuộc trò chuyện với chị mà em được bày tỏ tình cảm của em với Sếp, em yêu chị ấy lắm mà không dám bày tỏ”.

Trong quá trình làm nghề tư vấn chiến lược Văn hóa Thương hiệu, những tổ chức 10-20-50-100-200-300 nhân sự đã trải qua đủ cả; chưa có tổ chức nào khiến tôi xúc động như Thương hiệu này.

Trong vòng 1 tư vấn về chiến lược định vị, tôi đã nhận ra Lý do để thương hiệu đạt được thành công; nhưng quả thực đến vòng 2 tư vấn về văn hóa, tôi mới hiểu sâu sắc và thừa nhận Thương hiệu KHÔNG THỂ THẤT BẠI và chắc chắn sẽ phát triển BỀN VỮNG.

Tất cả những điều này đều được thực hiện một cách tự nhiên như hơi thở, nhẹ nhàng nhưng đầy quyết liệt và bản lĩnh. Văn hóa của tổ chức Doanh nghiệp nhỏ lên vừa, khi quy mô vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân Chủ doanh nghiệp, thì bản sắc của thương hiệu doanh nghiệp luôn thấm đẫm bản sắc của Nhân hiệu Lãnh đạo.

Bản sắc thương hiệu là giá trị cao nhất mà chiến lược định vị thương hiệu đạt đến
Bản sắc thương hiệu là giá trị cao nhất mà chiến lược định vị thương hiệu đạt đến

 

CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP:

SỰ TÔN TRỌNG – đây là giá trị đặc biệt nhất và nó xuyên suốt qua tất cả các hệ giá trị khác mà cty theo đuổi..Giá trị cốt lõi này cũng là giá trị mà Chủ DN tin tưởng lựa chọn. 100% nhân sự chọn Sự tôn trọng là một trong những core value của CTy. Trong 10 năm pt của cty; sự tôn trọng thể hiện ở:

– Tôn trọng bản thân (đặc biệt với nghề Spa, 10 năm về trước điều này cực kỳ cần thiết vì những quan niệm sai về nghề).

– Tôn trọng người Lao động và nhân sự. Một bạn đã chia sẻ: Công ty chưa bao giờ chậm lương. Chỉ có tăng chứ không giảm lương dù rơi vào trường hợp kd khó khăn. Ngoài ra với câu hỏi: “Thế nào là sự tôn trọng?” – các bạn nhân sự đều trả lời: là bọn em được lắng nghe và được tin cậy. Dù em nói sai thì cũng không bị phản bác ngay lập tức mà luôn được ghi nhận.

– Tôn trọng công việc, công ty: hoạt động đào tạo về nghề và công việc được thực hiện liên tục, thường xuyên và Chủ tịch Cty thường xuyên xuất hiện vs tham gia họp/học đã giúp thúc đẩy giá trị này.

– Tôn trọng Khách hàng. Điều này tưởng là mặc nhiên nhưng rất nhiều DN không có quy trình hướng dẫn chi tiết nên nhân sự của họ không hiểu cần phải làm như thế nào để thực thi.

Người phụ nữ quyền lực nhưng vô cùng duyên dáng tôi vừa kể trên là Chị Thuy Tranthu. Bật mí vì nhiều người quan tâm quá.

Chuyên gia tư vấn Chiến lược Đặng Thanh Vân

#nhanhieulanhdao #nhânhiệulãnhđạo #catcanhthuonghieu#tuvanthuonghieu #catcanhthanhcong

View (3235)