XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐA NGÀNH

Thứ Hai, 02/10/2023, 08:05

Bài học 10: Nếu doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nên xây dựng thương hiệu thế nào? Đây là nội dung Chuyên gia trả lời các câu hỏi của Chủ doanh nghiệp về chủ đề Thương hiệu – Kinh doanh. 

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp kinh doanh đa ngành
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp kinh doanh đa ngành

Nếu doanh nghiệp em kinh doanh đa ngành, thì nên xây dựng thương hiệu như thế nào?

Với những trường hợp kinh doanh đa ngành, có thể xây dựng thương hiệu theo 3 hướng:

1️⃣ Xây dựng thương hiệu công ty (thường gọi là thương hiệu mẹ). Đây cũng là cách làm mà các thương hiệu lớn, mô hình KD lớn thường tập trung. 

Xây dựng Tầm nhìn, Sứ mệnh chung cho toàn công ty. Định vị Thương hiệu dựa trên Sứ mệnh (tôi sẽ đem lại những giá trị vượt trội nào cho Khách hàng, xã hội và bằng những năng lực cốt lõi vượt trội hoặc giải pháp sáng tạo vượt trội nào?).

Với thương hiệu công ty, cần đầu tư thiết kế rõ ràng hệ thống nhận diện và kiến trúc thương hiệu (mẹ – con – con đẻ – con nuôi – cháu chắt…) với các quy tắc nhận diện rõ ràng để tránh sự rối loạn. 

Mô hình và hình mẫu thương hiệu cũng là vấn đề cần tập trung. 

2️⃣ Xây dựng Thương hiệu cho 1 số nhãn hàng “King”. Với DN nhỏ, xây dựng thương hiệu là bài toán đầu tư tốn kém mà “chưa khai thác ra tiền”. Vì vậy, nên tập trung vào một vài nhãn hàng đang có cơ hội cạnh tranh cao, có lợi thế. Đầu tư vào thương hiệu cho nhãn hàng thì khai thác hiệu quả nhanh hơn nhiều so với đầu tư thương hiệu mẹ.

Ở trường hợp này, chiến lược thương hiệu con (nhãn hàng) cần tập trung trọng điểm vào Chiến lược Khác biệt hoá (với 12 định hướng của Thanhs – SMEBrand). Chiến lược định vị khai thác các thuộc tính Lý tính, cảm tính phù hợp. Đặc biệt tập trung vào câu hỏi: Lợi ích, giá trị, nỗi đau nào của KH và Thị trường mà đối thủ chưa đáp ứng tốt? 

Với CL thương hiệu nhãn hàng, công thức STP là công cụ hữu ích và đặc biệt cần thiết. Sử dụng kỹ thuật phân nhóm Khách hàng theo các tệp khác nhau.

Mô hình STP - Phân chia lại thị trường và khách hàng theo cách mới. Bài giảng Chiến lược Thương hiệu Đột phá kinh doanh
Mô hình STP – Phân chia lại thị trường và khách hàng theo cách mới. Bài giảng Chiến lược Thương hiệu Đột phá kinh doanh

3️⃣ Kết hợp cả 2 phương án trên. Tuỳ vào đặc điểm ngành nghề mà chọn đầu tư 2 trước hoặc 1 trước. Thường với nhóm ngành B2B, nên đầu tư thương hiệu công ty. Sau đó đầu tư vào 1 số dòng SP King để chiếm lĩnh thị trường ngách. Với các ngành bán lẻ, nên đầu tư thương hiệu nhãn hàng.

4️⃣ Với một vài nhóm ngành đặc thù hoặc DN quá yếu, nên tập trung xây dựng thương hiệu cá nhân. Về kỹ thuật xây dựng THCN, Chuyên gia Đặng Thanh Vân đã xây dựng nhiều bài học trên kênh Tiktok cá nhân.

@chuyengiadangthanhvan 10 BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI 


Chương trình Cố vấn Đồng hành 360
 

Chương trình Thanhs – Cố vấn đồng hành 360 là một sáng kiến từ Chuyên gia Đặng Thanh Vân, chuyên gia tư vấn chiến lược dẫn đầu dành cho doanh nghiệp vừa và nhò, chủ tịch công ty CP Thương hiệu và quản trị Thanhs.

Thanhs không chỉ tổ chức các sự kiện đào tạo miễn phí định kỳ hàng tháng, mà còn mong muốn tạo lập năng lượng Chuyển hoá tích cực từ các nhà lãnh đạo, quản lý và các cá nhân làm kinh doanh.

Chương trình sẽ xây dựng 360 bài học nhỏ mỗi ngày. Các bài học có thể được trình bày dưới dạng nội dung chữ (content) hoặc video ngắn. Hệ thống bài học được giới thiệu trên Website công ty Thanhs dưới nhóm chủ đề CỐ VẤN ĐỒNG HÀNH 360 và trên các kênh truyền thông: Youtube, Facebook Fanpage và Group, Tiktok, Group Zalo Phát triển năng lực doanh nghiệp … Với Cố vấn đồng hành 360, Các nhà Quản lý, lãnh đạo có cơ hội học các bài học trong suốt 1 năm và có thể học lại trong các năm tiếp theo để tăng trưởng năng lực và đạt kết quả kinh doanh đột phá.

Nhận Email bài học và Tham gia cùng Thanhs 360 ngày Chuyển hoá Lãnh đạo tại đây: 

#xaydungthuonghieucanhantrenmangxahoi #catcanhthanhcong #smebrand #nhanhieulanhdao #DangThanhVan

View (310)