Chiến lược doanh nghiệp: Các doanh chủ đã thật sự nắm được vấn đề này?
Thông thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường xuất phát là một công ty gia đình với chủ doanh nghiệp là người đi lên từ nghề. Mô hình doanh nghiệp như vậy có một nhược điểm rằng người chủ doanh nghiệp sẽ yếu về mặt tư duy chiến lược. Công ty sẽ thường phát triển và vẫn ổn định cho đến khoảng 3 năm đến 5 năm sau, một số trường hợp sẽ từ 7 đến 10 năm. Tuy nhiên, khi nhu cầu mở rộng thị trường xuất hiện hay đối mặt với khủng hoảng, doanh nghiệp đó chắc chắc sẽ gặp BẾ TẮC trong phát triển thương hiệu và tìm kiếm giải pháp xây dựng một mô hình phát triển bền vững, công việc kinh doanh lúc này thường là đang đi ngang hoặc tệ hơn là đi xuống.
Mục Lục
Thực sự vấn đề về chiến lược doanh nghiệp là gì?
Trong quá trình tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp Việt Nam, cả ở quy mô nhỏ, vừa và lớn, các chuyên gia từ Thanhs đã cùng đi đến nhận định, khoảng 85% chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ không nắm vững tư duy và phương pháp chiến lược để có thể tự hoạch định chiến lược dài hạn và trung hạn cho doanh nghiệp. Đặc biệt theo nhận định từ một chuyên gia cố vấn cao cấp, 90% doanh nghiệp Việt Nam cần được tái cấu trúc. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thách thức đối đầu với các doanh nghiệp toàn cầu, khi thế giới ngày càng “phẳng” hơn.
Trăn trở với sứ mệnh trợ giúp các doanh nghiệp SMEs cất cánh trong nhiều năm nay, chuyên gia Đặng Thanh Vân luôn không ngừng tìm kiếm, phát triển và chia sẻ các giải pháp đến tận tay từng doanh nghiệp, doanh chủ. Những chia sẻ của bà cùng các diễn giả trong tọa đàm Từ Cất cánh Thương hiệu đến Bánh đà Tái cấu trúc đã phần nào chỉ rõ vấn đề về quản trị chiến lược thực chất là gì.
Sự tương quan giữa các chiến lược trong doanh nghiệp
“Khi mà mình mê cái gì, học về chủ đề gì, mình thường cho đó là điều tốt nhất, tuyệt vời nhất. Chính bản thân tôi cũng đã có lúc mắc phải. Đâu đó ở các anh chị chuyên gia trong ngành cũng có thể thấy được điều này.”- Chuyên gia Đặng Thanh Vân chia sẻ -“Ở thời điểm những năm 2005 đến 2010, tôi rất say mê chủ đề Thương hiệu, cho rằng không có gì quý hơn Thương hiệu, Thương hiệu chính là chiếc chìa khóa vạn năng cho doanh nghiệp. Cuốn sách 10 Bước phiên bản 2014 cũng thuần túy là về chủ đề Thương hiệu.”
Qua chặng đường tư vấn từ 2005 đến 2015, quá trình làm việc với nhiều doanh nghiệp, giải quyết nhiều case khác nhau đã giúp chuyên gia Đặng Thanh Vân có tư duy rõ ràng hơn về câu chuyện thương hiệu và chiến lược doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lúc đó vừa là khách hàng, vừa là người thầy chỉ ra thực chất của vấn đề chiến lược là gì. Từ đó, bà dành toàn tâm vào nghiên cứu chiến lược. Cùng với sự gợi mở từ chuyên gia Quang Minh, bà đã nhận ra rằng, cái mà bấy lâu nay mình vẫn gọi là chiến lược Thương hiệu, hóa ra nó lại không phải là chiến lược Thương hiệu, mà chính là vấn đề về chiến lược trong doanh nghiệp.
Đâu là cốt lõi trong vấn đề chiến lược của doanh nghiệp SMEs
Để đạt được mục tiêu về Thương hiệu, các doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi rất quan trọng về chiến lược. Những câu hỏi trọng yếu như là Chân dung khách hàng của DN như thế nào? Mục tiêu đầu tư là gì? Tầm nhìn của chủ doanh nghiệp sẽ đưa doanh nghiệp đi đến đâu? Sứ mệnh của DN như thế nào? Năng lực của DN là gì? Nguồn lực đang nắm trong tay gồm những gì? Và nhiều câu hỏi bản lề khác. Đây là những câu hỏi phân tích, đào sâu mà dù DN muốn làm chiến lược gì cũng phải trả lời.
Đó chính là mối quan hệ hữu cơ giữa các chiến lược trong doanh nghiệp. Dù DN đang tiến hành chiến lược marketing, chiến lược bán hàng, chiến lược thương hiệu, thì cũng sẽ phải bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nội tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp SMEs sẽ khó có thể phân định rõ ràng rành mạch, đâu là Thương hiệu, đâu là Tái cấu trúc, đâu là Marketing. Đặc biệt với nhưng công ty không có phòng ban rõ ràng, chủ doanh nghiệp là người quản lý, thậm chí là vận hành tất cả các mảng trong doanh nghiệp. Ở trong tình thế một làm tất, các chủ doanh nghiệp chỉ và cũng chỉ có thể quan tâm việc làm sao để bán được hàng, kiếm được tiền và tồn tại được.
Hiểu rõ hoàn cảnh và cách tư duy của các chủ doanh nghiệp, bà Đặng Thanh Vân muốn nhấn mạnh về bức tranh tổng thể chiến lược trong doanh nghiệp. Một khi các doanh chủ nắm được phạm trù, phạm vi của từng loại chiến lược, họ sẽ biết phải đi đường nào. Sự điều chỉnh và bổ sung nội dung về góc nhìn chiến lược trong cuốn sách 10 Bước Cất cánh Thương hiệu phiên bản 2020 cũng chính là một điểm nổi bật trong lần tái bản thứ ba này.
Nền kinh tế “thuật ngữ” theo trends
Ông Vũ Trung Hiệp – Founder và CEO Linkstar cũng chia sẻ:”Nền kinh tế Việt Nam có thể ví giống như là một nền kinh tế thuật ngữ. Cứ có một chủ đề mới, một khái niệm mới là thị trường, các chủ doanh nghiệp sẽ ngay lập tức “đu trends”. Hiện tại, Trải nghiệm khách hàng (CX) đang là một chủ đề hot, doanh nghiệp nào cũng triển khai chiến lược CX, nâng cao trải nghiệm khách hàng, săn lùng các chủ đề về vấn đề này. Trước đây, PR và Thương hiệu cũng có thời như vậy. Mải mê theo đuổi để bắt kịp thời đại phần nào đó khiến các chủ doanh nghiệp mất đi cái nhìn tổng thể. Giá trị của cuốn sách tái bản lần này nằm ở chỗ nó giúp doanh nghiệp nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn. Đây là một điều tuyệt vời!”
Xem lại tọa đàm Từ Cất cánh Thương hiệu đến Bánh đà Tái cấu trúc tại kênh youtube của Thanhs: Link
Để xây dựng chiến lược một cách đồng bộ, các chủ doanh nghiệp cần phải trả lời được 5 câu hỏi chính:
1. Mục tiêu/Khát vọng của doanh nghệp là gì?
2. Doanh nghiệp lựa chọn sân chơi ở đâu? (tức là lựa chọn kinh doanh ở thị trường nào, xác định chân dung khách hàng và đối thủ cạnh tranh là ai).
3. Doanh nghiệp có “năng lực nào để chơi”? (tức là doanh nghiệp phải phân tích trên cơ sở để tương tác với đối thủ cạnh tranh và nhu cầu khách hàng mục tiêu để đưa ra năng lực cốt lõi và xác định lợi thế cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp giải được bài toán khác biệt hóa).
4. Doanh nghiệp làm thế nào để thắng? (bài toán của chiến lược cạnh tranh và chiến lược tăng trưởng).
5. Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản lý thực thi chiến lược như thế nào? (bài toán của chiến lược nội bộ)
Với cuốn sách Tái bản này, chuyên gia Đặng Thanh Vân đã cập nhập rất nhiều nội dung và góc nhìn mới dựa trên kinh nghiệm 20 năm tư vấn đồng hành, trong đó có 6 năm áp dụng mô hình 10 Bước Cất cánh Thương hiệu tại doanh nghiệp. Đứng trước sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế, cùng những tác động tiêu cực từ khủng hoảng, các doanh nghiệp, đặc biệt là các SMEs đang phải đối đầu với thử thách thay đổi để hoàn thiện, tiến tới một mô hình phát triển bền vững.
Đọc thêm:
5 Chiến lược tự cứu mình của GENVIET