5 CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU phải nắm vững để cất cánh thành công – Phần 3
Trong 2 bài viết trước, Thanhs đã gửi tới các bạn là chủ doanh nghiệp vừa, nhỏ và mới thành lập các thông tin tư vấn cho chiến lược xây dựng thương hiệu đảm bảo hiệu quả, tham khảo từ cây bút Deanna deBara với những lời khuyên cụ thể, được cộng đồng nhiều doanh nghiệp trên thế giới quan tâm. Phần cuối cùng này, Thanhs sẽ trình bày tiếp 2 bước cuối cùng trong chiến lược xây dựng thương hiệu, cụ thể như sau:
- Luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác:
Đa số mọi người đều muốn thiết lập mối quan hệ kinh doanh cố định với thương hiệu mà họ tin tưởng. Phần lớn mọi người thường rất ngại đổi nhãn hiệu mà họ đang sử dụng. Nhưng nếu bạn là thương hiệu mới, cần một khoảng thời gian để gây dựng niềm tin với họ. Tuy nhiên, có một cách tuyệt vời để rút ngắn thời gian trên, đó chính là tìm kiếm cơ hội hợp tác với các thương hiệu khác mà khách hàng của bạn đã làm việc.
Thử nghỉ xem, niềm tin đó giống như một sự ủy quyền hợp tác; nếu khách hàng biết đến thương hiệu của bạn nhờ vào sự giới thiệu của một thương hiệu khác mà họ đã tin tưởng, như vậy trước mắt bạn có cơ hội tạo ra niềm tin với khách hàng và cuối cùng kết quả đạt được chính là bạn thiết lập được sự hợp tác kinh doanh với họ.
Nghe có vẻ mơ hồ và khó khăn, làm sao có thể làm được điều này? Chìa khóa cho chiến lược này là gì? Đó chính là bạn phải tìm kiếm doanh nghiệp có đối tượng khách hàng tương tự với bạn nhưng không cạnh tranh với bạn. Để dễ hình dung hơn thì bạn có thể đọc ngay ví dụ dưới đây.
Trong lĩnh vực thể thao, bạn là doanh nghiệp cung cấp nước tăng lực, bạn muốn quảng cáo sản phẩm của mình đến với vận động viên. Bạn có thể tìm kiếm đối tác của mình ở trong lĩnh vực khác liên quan bằng hình thức kết hợp khuyến mãi trong bộ quà tặng hay gói tài trợ cho họ, hoặc ở các showroom mà đối tác cung cấp cho khách hàng mục tiêu của bạn. Lúc này, bạn và đối tác đều hướng đến một loại khách hàng như nhau nhưng không hề mang tính cạnh tranh, bạn là nước tăng lực thì đối tác có thể là quần áo thể thao, giày, dụng cụ hỗ trợ tập luyện… Điều đó dẫn tới việc lan tỏa thương hiệu của bạn dễ dàng hơn và khiến cho đối tác sẵn sàng hợp tác với bạn.
- Hãy trở thành “siêu anh hùng” trong lòng khách hàng của bạn
Nếu bạn muốn trở nên nổi bật trong siêu thị trường ngày nay, điều đó không đơn giản chỉ là bạn nói về mình như thế nào mà bạn phải hành động thật sự như những gì bạn nói.
Thương hiệu của bạn không chỉ là logo, chiến lược tiếp thị hay cách bạn thu hút khách hàng mà nó là tất cả những gì bạn làm để kết nối được với khách hàng của mình. Danh tiếng mà bạn đạt được và những gì khách hàng nói sau lưng bạn là phần quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu của mình.
Pepsi là một trong những thương hiệu thể hiện sự lớn mạnh dù đi sau một thương hiệu như Coca-Cola (Nguồn: pepsi.co m)
Muốn có thương hiệu lâu dài và thành công, bạn phải thực sự là một siêu anh hùng trong tâm trí khách hàng của mình. Bằng mọi các bạn có thể làm, hãy tìm ra mong muốn của khách hàng và đưa ra những giải pháp cho nỗi đau của họ. Điều này phải luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của bạn.
Luôn đặt câu hỏi rằng, khách hàng của bạn còn mong mỏi điều gì tốt hơn trong dịch vụ hay sản phẩm mà bạn cung cấp? Nếu họ đạt được mong muốn đó, họ thậm chí không chỉ luôn lựa chọn thương hiệu của bạn mà còn lan tỏa đến với những người khác thay cho bạn. Còn gì tuyệt vời hơn nữa?
Hãy lưu ý là khách hàng luôn là trọng tâm trong mọi dịch vụ, nó luôn phải được đặt lên hàng đầu cho mọi bộ phận hay các hoạt động khác. Nếu bạn sống trong nhịp thở của khách hàng, bạn sẽ biết bạn cần cung cấp những trải nghiệm tốt nhất, nhất quán nhất theo nhiều cách khác nhau và bạn luôn biết được khi nào họ tương tác với thương hiệu của bạn.
Tìm kiếm cơ hội để cải thiện trải nghiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, khách hàng đặt hàng online, những thao tác, quy trình phục vụ cho tương tác này phải hướng tới tối ưu nhất cho khách hàng. Bạn nên hướng dẫn khách hàng sao cho khách hàng dễ dàng thực hiện. Mục đích cuối cùng là bạn sẽ tạo ra sự trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, làm cho họ cảm thấy được phục vụ tốt nhất và kết quả đạt được bạn càng có được nhiều khách hàng mong đợi.
Lời kết
Như vậy bạn đã có 5 bước tương ứng với 5 lời khuyên cho chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp của bạn, đảm bảo cho bạn có cơ sở để tạo ra những thương hiệu đúng mục tiêu, có tính trường tồn và hướng tới hiệu quả kinh doanh.
Thanhs là một đơn vị tư vấn và xây dựng thương hiệu hàng đầu cho các doanh nghiệp, chúng tôi tự hào mang lại kinh nghiệm nhiều năm qua để cùng bạn dựng xây những giá trị cốt lõi mang lại hiệu quả trong sự phát triển của doanh nghiệp bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ có được những điều mà bạn mong muốn.
Đọc lại phần 1 tại Đây
Đọc lại phần 2 tại Đây