XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC

Thứ Hai, 05/03/2018, 14:17
XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
 
Từ điển năng lực là tập hợp những kiến thức, kỹ năng, tố chất/thái độ cần phải có của cá nhân để đảm nhiệm một công việc nhất định. Đây chính là cơ sở để đánh giá và hoạch định phát triển nguồn nhân lực.
Từ điển năng lực mẫu
Từ điển năng lực mẫu
 

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC:

1. Phân tích công việc theo nhu cầu của doanh nghiệp
2. Xác định các tiêu chuẩn năng lực cần có phù hợp với yêu cầu
3. Xây dựng thang năng lực (thường từ 4-10 bậc, VD như kỹ năng đàm phán, yêu cầu tối thiểu với TGĐ ở bậc 5/5 thì nhân viên KD ở bậc 3/5…)
4. Xác định các trọng số (là mức độ quan trọng của 1 năng lực và 1 nhóm năng lực)
5. Xây dựng bộ từ điển năng lực riêng cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Lưu ý là mỗi doanh nghiệp nên có 1 bộ từ điển khác nhau phù hợp với nhu cầu khác nhau của DN.
 
TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC DÙNG LÀM GÌ?
 
1. Tuyển dụng
2. Đào tạo
3. Xây dựng cơ sở cho hệ thống thang bậc lương
4. Đánh giá cuối kỳ (tăng lương, thưởng)

TỪ ASK ĐẾN KEEFIAS

ASK là một mô hình hữu dụng và rất phổ biến đển đánh giá năng lực của nhân sự, cũng là công cụ để xây dựng Từ điển năng lực của các nhân sự trong tổ chức. Phát triển tiếp ASK, các KEEFIAS có thêm các tiêu chí đánh giá mới, có tính toàn diện hơn.

Trong đó, KEEFIAS là viết tắt của Knowledge (kiến thức), Education (Giáo dục, bằng cấp), Experience (Kinh nghiệm), Flexibility (Sự linh hoạt), Interactive (Sự tương tác), Attitude (Thái độ) và Skills (Kỹ năng) 
 

ĐẾN TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC KHESAFR CỦA THANHS

File từ điển năng lực của Thanhs triển khai dựa trên File Từ điển năng lực bản quyền của Chuyên gia tư vấn Tài chính Nguyễn Huyền Linh (anh Linh đã public file). Trong File của anh Linh sử dụng mô hình KEEFIAS và phân chia thành 3 dạng năng lực gồm Năng lực chuyên môn (35%), năng lực hoà hợp (20%) và Năng lực thực thi (40%).

Bình thường từ điển năng lực chỉ chia 2 dạng Năng lực chuyên môn và Năng lực triển khai (thực thi), riêng file bản quyền của anh Linh có thêm phần năng lực hoà hợp, rất hữu ích đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong xây dựng văn hoá tổ chức.

Phần phát triển của Từ điển này của công ty Thanhs không sử dụng mô hình Keefias đầy đủ, VD bên Thanhs sẽ cần Knowledges hơn là Education và phần E này cũng đã hiển thị kết quả ở K; Ngoài ra Công ty Thanhs nhiều năm nay đã đưa H (habits – thói quen) và R (result – kết quả) vào bộ đánh giá chỉ số năng lực nên ở đây chúng tôi vẫn dùng thêm 2 chỉ số H và R mà không dùng chỉ số E (educations) và I (Interactive – năng lực tương tác). Kết quả là ở Thanhs đã hình thành bộ chỉ số năng lực KHESAFR.

Trong phần phát triển này, công ty Thanhs cũng đã thêm các tiêu chuẩn năng lực mới cho đúng mô hình KHESAFR, phù hợp với mục tiêu và mô hình phát triển của công ty.

ĐĂNG KÝ NHẬN FILE TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC KHESAFR CỦA THANHS

View (3767)