SMEBRAND – XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHIẾM TRỌN TÂM TRÍ KHÁCH HÀNG

Thứ Bảy, 30/10/2021, 10:28

Tổng quan về quá trình xây dựng thương hiệu. Khi nào cần phải xây dựng thương hiệu?

SME Brand - Xây dựng thương hiệu chiếm trọn tâm trí khách hàng

Tính đến năm 2020, các doanh nghiệp SME, hay còn gọi là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đã có sự phát triển lớn mạnh về cả số lượng, quy mô hoạt động, lẫn nội lực, và chiếm 96,7% tổng số doanh nghiệp trên cả nước.

Sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp SME, cùng sự ra đời của những công ty start-up và sự có mặt của các ông lớn trong ngành đã khiến môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Đối mặt với những thách thức từ việc phải tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng doanh số, đồng thời chiếm được lòng tin của khách hàng mục tiêu trước các đối thủ trong ngành, doanh nghiệp SME chỉ còn một giải pháp, đó chính là: xây dựng thương hiệu chiếm trọn tâm trí khách hàng (thương hiệu Top-of-mind).

Và để làm rõ vấn đề “Thương hiệu Top-of-mind là gì?” và “Doanh nghiệp SME nên bắt đầu xây dựng chiến lược thương hiệu từ đâu?”, trong buổi chia sẻ trực tiếp về chủ đề “SMEBRAND – Cất cánh thương hiệu, đột phá doanh thu”, Chuyên gia chiến lược thương hiệu – Bà Đặng Thanh Vân đã có những chia sẻ như sau:

Thương hiệu Top-of-mind

Thương hiệu là những suy nghĩ, liên tưởng về hình ảnh, logo, biểu tượng, sản phẩm, mô hình kinh doanh, màu sắc…của khách hàng về doanh nghiệp, là dấu ấn của thương hiệu để lại trong tâm trí của khách hàng.

Top-of-mind được hiểu là mức độ nhận biết nhãn hiệu cao nhất của khách hàng về một thương hiệu nào đó. Thương hiệu Top-of-mind là những thương hiệu được khách hàng nhớ tới đầu tiên trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Ví dụ như: nhắc tới bột giặt sẽ nghĩ tới Omo, nhắc tới nước ngọt có gas là Coca Cola, hay nhắc tới dịch vụ tư vấn chiến lược sẽ là công ty Thanhs,…

Thương hiệu Top-of-mind sẽ tạo nên sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp. Sự gia tăng độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu càng rõ ràng càng cho chúng ta thấy thứ hạng của doanh nghiệp trong thị trường càng lên cao. Độ nhận biết thương hiệu càng lên cao chứng tỏ thương hiệu đấy càng vững mạnh. Thương hiệu mạnh sẽ tạo nên vị thế vững chắc và lấy được lòng tin của người tiêu dùng.

Để xác định trong tâm trí khách hàng, bạn có phải một thương hiệu Top-of-mind không, thì cần làm rõ được 3 câu hỏi sau đây:

  • Thương hiệu của bạn có phải thương hiệu Top-of-mind trong tâm trí khách hàng không?
  • Liệu khách hàng có nhớ ra ngay thương hiệu không?
  • Điều khách hàng nghĩ về thương hiệu có giống với điều thương hiệu muốn khách hàng nghĩ về mình hay không?

Nếu những điều doanh nghiệp muốn khách hàng nghĩ về mình hoàn toàn trùng khớp với những gì khách hàng nghĩ, tức là doanh nghiệp đã rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Ngược lại, nếu những mô tả, hình dung của khách hàng khác với cái doanh nghiệp muốn, điều đó thể hiện doanh nghiệp làm chiến lược thương hiệu chưa tốt.

SME nên xây dựng chiến lược thương hiệu từ đâu?

Chuyên gia Đặng Thanh Vân nhận định: “Bất kỳ doanh nghiệp nào đều nên có thương hiệu, tùy vào quy mô, giai đoạn của doanh nghiệp mà có sự đầu tư khác nhau cho chiến lược thương hiệu”.

Xây dựng thương hiệu thành công sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như:

  • Góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh.
  • Tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng.
  • Thu hút nhân tài dễ dàng hơn, tăng lợi thế tuyển dụng.
  • Tăng giá trị thương hiệu.

Một thương hiệu giành được sự tin tưởng, yêu thương của khách hàng và công chúng chính là tài sản có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp.

Chiến lược thương hiệu là con đường, việc sử dụng các phương pháp, công cụ để thúc đẩy quá trình nhận biết của khách hàng liên quan tới thương hiệu và đạt mục tiêu của doanh nghiệp.  Mục tiêu của các doanh nghiệp ở đây là cần phải tạo dựng sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, đó có thể là mục tiêu về tăng trưởng, vị thế, sự yêu thích hoặc sự gắn kết.

Một chiến lược thương hiệu tốt phải giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu một cách nhanh chóng, dễ hơn và đỡ tốn kém chi phí hơn các chiến lược khác.

Quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu

Khi thực hiện “xóa cờ làm lại” – xây dựng thương hiệu từ đầu, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi: “Trong quá khứ, điều đó đã đem lại lợi ích gì cho thương hiệu? Có đáp ứng mục tiêu của tổ chức không?”

Nếu câu trả lời là không, về bản chất là không cần, hãy xây mới lại. Đừng vẽ ra cho nó hay. Quan trọng là điều đó có đem lại giá trị cho công ty không? Có giúp công ty thực hiện mục tiêu nhanh hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn không?

  • Bước 1: Xác định sứ mệnh/triết lý của doanh nghiệp
  • Bước 2: Xây dựng mục tiêu của tổ chức
  • Bước 3: Văn hóa tổ chức theo đuổi
  • Bước 4: Khách hàng mục tiêu và thuộc tính thương hiệu
  • Bước 5: Giá trị của thương hiệu
  • Bước 6: Định vị thương hiệu
Quy trình 10 bước xây dựng thương hiệu

Với những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia Đặng Thanh Vân trên, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thương hiệu và có cái nhìn tổng quan về xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ là kim chỉ nam giúp thương hiệu của doanh nghiệp vững bước trên thương trường đầy sự cạnh tranh và khốc liệt ngoài kia.

View (1145)