“LÀM THẾ NÀO TẠO RA CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HOÁ THƯƠNG HIỆU CHO SMEs?”

Thứ Năm, 28/09/2023, 08:09

Bài học số 06: HOW – Làm thế nào để tạo ra chiến lược khác biệt hóa thương hiệu cho SMEs?” nằm trong chương trình Thanhs – Cố vấn đồng hành 360. Đồng hành cùng Doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo trên hành trình chuyển hoá Lãnh đạo. Dưới đây là nguyên văn nội dung bài Recap buổi học của học viên lớp CEO HN7. Chuyên đề do Chuyên gia Đặng Thanh Vân giảng dạy.

1. CEO cần học cách chuyển hóa “nguồn lực hữu” hạn thành “năng lực” của tổ chức

MÔ HÌNH GỐC CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN - Chiến lược Thương hiệu Đột phá kinh doanh
MÔ HÌNH GỐC CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN – Chiến lược Thương hiệu Đột phá kinh doanh

 

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc tạo ra được sự khác biệt với đối thủ ngày càng khó khăn hơn. Bản chất mỗi doanh nghiệp đều có những nguồn lực khác nhau và hữu hạn, nên nếu biến nguồn lực của doanh nghiệp thành năng lực thì đó sẽ là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ. Giống như chúng ta các CEO đi học, phát triển bản thân rồi lại chia sẻ đào tạo cho đội ngũ nhân sự của mình. Chú trọng phát triển chuyên môn, kỹ năng biến nó thành năng lực của tổ chức, thì đó là đã chuyển hóa nguồn lực thành năng lực. Trần phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực của lãnh đạo.

Chỉ có 2 con đường để phát triển năng lực của SMEs là: đào tạo và thực hành. Đặc biệt đối với SMEs CEO phải đặt cho mình câu hỏi: Trong 3-5 năm nữa, doanh nghiệp của chúng ta sẽ sở hữu năng lực nào? Tập trung vào phát triển năng lực đó để phục vụ cho sự phát triển của tổ chức. “Có năng lực trong tay chúng ta vứt đâu cũng sống được”.

2.Hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần gắn với sứ mệnh của doanh nghiệp.

Sứ mệnh nếu không đủ gắn kết mọi người trong một tổ chức thì sẽ không thể bền vững bởi sứ mệnh dẫn dắt sự phát triển của tổ chức.

Giống như câu hỏi đầu tiên mà nhà quản trị mọi thời đại Peter Drucker từng đặt ra: Sứ mệnh của chúng ta là gì?

Câu hỏi đề cập đến lý do tồn tại của tổ chức – mục đích của tổ chức – chứ không phải cách thức. Bởi vai trò của sứ mệnh truyền cảm hứng; đó là những gì bạn muốn tổ chức của bạn sẽ được nhớ đến. Ngoài ra chính bản thân nhân viên khi được truyền cảm hứng về sứ mệnh hay tầm nhìn của tổ chức cũng luôn tự hào để truyền thông ra bên ngoài.

Hệ giá trị cần gắn liền với sứ mệnh của tổ chức.

Sứ mệnh của tổ chức có đủ hào hứng để cả đội ngũ đi theo không? Sứ mệnh cần hướng tới những đối tượng cụ thể không nên chung chung. Giống như case study Sứ mệnh của Đức Nguyên Đường là “Mang lại sức khỏe thế chất, tinh thần và hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội” nhưng đối tượng đang bị chung chung (mass) và hệ giá trị cũng chưa thể hiện rõ nét việc sẽ hướng đến sứ mệnh phía trên như thế nào?

Cần phải cân nhắc khi chọn ra 3-5 giá trị phù hợp với doanh nghiệp, đó phải là những giá trị mà chúng ta đau đáu, nói nôm na như cái “nọc” trong mỗi người. Khi chạm đến sẽ không khoan nhượng, và sẽ không đánh đổi vì bất cứ giá nào, rõ nét nhất khi đặt vào bối cảnh phát sinh lợi ích lớn nhưng mâu thuẫn giá trị cốt lõi của ta thì liệu ta có thay đổi không?

Khi chọn thuộc tính giá trị cốt lõi nào thì phải định nghĩa rõ ràng ra, đưa vào chiến lược truyền thông bên ngoài và cả nội bộ, chiến lược Marketing, chiến lược kinh doanh là gì? Hệ giá trị cốt lõi hun đúc vào thương hiệu như thế nào?

Hệ giá trị cũng nên biến thành những câu slogan ngắn – câu nói truyền động lực và thành chỉ số đo lường nội bộ. Điều này giúp cho từng phòng ban, nhân sự có thể hiểu và biến thành những tôn chỉ hành động, tạo động lực thúc đẩy hiệu suất của nhân viên và tập thể.

3. Chiến lược khác biệt hóa thương hiệu cho SMEs

6 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HOÁ THƯƠNG HIỆU - Khoá đào tạo SMEBRAND, chiến lược cất cánh thương hiệu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
6 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HOÁ THƯƠNG HIỆU – Khoá đào tạo SMEBRAND, chiến lược cất cánh thương hiệu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hầu như con người ko quên gì cả, mọi thứ ký ức đều được đưa vào tiềm thức. Nếu chạm đến thông qua các hình ảnh, dấu hiệu thì sẽ khơi gợi được rất nhiều cảm xúc nơi khách hàng.

Ví dụ: những người mua xe Vinfast vì niềm tự hào, vì được truyền lửa bởi Top 1 người dẫn đầu. Bản chất chúng ta không phân tích lý tính rằng công nghệ của VinFast mua ở Mỹ, ở Đức. Hoặc khi cạnh tranh của thị trường đỏ hơn thì người tiêu dùng có khuynh hướng chọn brand có nổi bật về cảm xúc, hướng đến cộng đồng hơn, đây là thời điểm để Thương hiệu thể hiện sức mạnh.

Tham khảo nội dung khoá học Chiến lược Cất cánh Thương hiệu – SMEBRAND
do chuyên gia Đặng Thanh Vân trực tiếp giảng dạy tại đây

4. Xây dựng Chiến lược Khác biệt hóa thương hiệu thông qua định vị

“Hãy thêm gia vị cho sản phẩm để có thêm nhiều biến thể”

Định vị khách hàng theo lối sống hành vi cũng là một phương pháp phát hiện ra nhu cầu mới. SMEs có thể sử dụng cùng lúc nhiều chiến lược khác biệt hóa như chiến lược Đầu tiên trong tâm trí khách hàng và NEO cảm xúc

Case study chính là câu chuyện của cô Vân khi xuất bản cuốn sách đầu tiên về thương hiệu tại Việt Nam “10 bước cất cánh thương hiệu”. 

Dựa trên các lợi thế cá nhân hiểu biết về ngành in, xuất bản; cô định vị đây là cuốn sách đầu tiên nói về thương hiệu tại Việt Nam và chia sẻ chính các câu chuyện của thương hiệu Việt. Cuốn sách được in màu toàn bộ và đặc biệt đặt hàng, thanh toán trước khi nhận sách để được in tên trên chính cuốn sách mình sở hữu. 1000 cuốn sách đã được bán ra trước khi in với giá hơn 600K tại thời điểm xuất bản, đồng thời đấu giá để ủng hộ từ thiện. Chính bằng việc định vị sự khác biệt và truyền thông cực kỳ sắc bén Cô đã tạo ra sức hút cho cuốn sách, đồng thời chọn lọc được tệp KHMT phù hợp quan tâm tư vấn.

Đó là lý do mà chiến lược “Đầu tiên trong tâm trí khách hàng” và xuất hiện ấn tượng rất quan trọng. Chúng ta có thể tạo ra rất nhiều trải nghiệm cho khách hàng trong lần đầu tiên. Chiến lược thương hiệu, chiến lược kinh doanh, trải nghiệm khách hàng luôn phải gắn liền chặt chẽ.

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU - Khoá đào tạo SMEBRAND, chiến lược cất cánh thương hiệu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU – Khoá đào tạo SMEBRAND, chiến lược cất cánh thương hiệu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một quan điểm nữa là: “Khi nào doanh nghiệp phát triển thì mới làm thương hiệu”

Đây là tư duy phổ biến. Vì có những doanh nghiệp không làm thương hiệu vẫn bán được hàng? Đó là vì khi thị trường quá trống thì sẽ ko cần chiến lược thương hiệu vẫn bán được. Nhưng thời đại ko cần chiến lược thương hiệu đã qua. Cạnh tranh ngày càng gay gắt và rào cản thấp, khả năng bắt chước cao. Hầu hết khách hàng bị quá tải thông tin do sự phát triển của digital MKT phát triển. Khách hàng ko biết thương hiệu nào là tốt. Do vậy vai trò của thương hiệu lại càng có cơ hội phát huy.

Chương trình Cố vấn Đồng hành 360

Chương trình Thanhs – Cố vấn đồng hành 360 là một sáng kiến từ Chuyên gia Đặng Thanh Vân, chuyên gia tư vấn chiến lược dẫn đầu dành cho doanh nghiệp vừa và nhò, chủ tịch công ty CP Thương hiệu và quản trị Thanhs.

Thanhs không chỉ tổ chức các sự kiện đào tạo miễn phí định kỳ hàng tháng, mà còn mong muốn tạo lập năng lượng Chuyển hoá tích cực từ các nhà lãnh đạo, quản lý và các cá nhân làm kinh doanh.

Chương trình Thanhs – Cố vấn đồng hành 360 là chuỗi các bài học dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý cấp trung trên hành trình chuyển hoá Lãnh đạo. Các bài học có thể được trình bày dưới dạng nội dung chữ (content) hoặc video ngắn. Hệ thống bài học được giới thiệu trên Website công ty Thanhs dưới nhóm chủ đề CỐ VẤN ĐỒNG HÀNH 360 và trên các kênh truyền thông: Youtube, Facebook Fanpage và Group, Tiktok, Group Zalo Phát triển năng lực doanh nghiệp … Với Cố vấn đồng hành 360, Các nhà Quản lý, lãnh đạo có cơ hội học các bài học trong suốt 1 năm và có thể học lại trong các năm tiếp theo để tăng trưởng năng lực và đạt kết quả kinh doanh đột phá.

Nhận Email bài học và Tham gia cùng Thanhs 360 ngày Chuyển hoá Lãnh đạo tại đây: 

View (259)