TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Nếu như Triết lý Kinh doanh tạo nên những quy tắc và quan điểm hành xử của tổ chức đối với Khách hàng, đối tác trong quan hệ kinh doanh; thì ngược lại, triết lý quản trị nguồn nhân lực hướng vào bên trong tổ chức, tạo lập những hệ giá trị chuẩn mực ,quy định cách thức hành động của tổ chức trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Nếu như Nhà Lãnh đạo không có một triết lý sống rõ ràng, thì tương tự, tổ chức của họ cũng sẽ không có triết lý kinh doanh và triết lý quản trị sâu sắc, chi phối hoạt động của tổ chức đó.
Vào năm 2004, khi đặt bút viết “Chúng tôi trân trọng các đối tác bên trong và bên ngoài tổ chức, với triết lý Cộng tác – Chia sẻ – Nhiệt Thành – Toàn Tâm…”, trong phần giới thiệu về công ty; tôi cũng không biết những điều đó gọi là gì, triết lý Kinh doanh, triết lý thương hiệu hay triết lý quản trị nguồn nhân lực. Chỉ biết mình tin vào điều này, nó là kim chỉ nam hành động của mình đối với cả nhân sự lẫn đối tác, khách hàng, cộng đồng và bè bạn.
Sau này, khi đã nghiên cứu sâu hơn về chiến lược thương hiệu, chiến lược kinh doanh cũng như vai trò Lãnh đạo; tôi hiểu rõ Tư duy, hệ giá trị của Nhà Lãnh đạo ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào tới tổ chức và các nhân viên trong tổ chức đó.
Theo định nghĩa, triết lý quản trị nhân lực là những tư tưởng quan điểm của người lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người trong tổ chức. Từ đó mà tổ chức có các biện pháp, chính sách về quản trị nguồn nhân lực và các biện pháp đó có tác dụng nhất định tới hiệu quả, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động.
Theo thống kê, có tới hơn 2000 trường phái khác nhau phân tích về lãnh đạo và tương tự như vậy, cũng có hàng trăm học thuyết về quản trị nguồn nhân lực. Trong đó có một số học thuyết đáng chú ý như:
Thuyết X:
Quan điểm của học thuyết này là, Con người về bản chất là không muốn làm việc, họ quan điểm rằng cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm được. Vì thế mà họ rất ít muốn làm một công việc mang tính nặng nhọc vất vả đòi hỏi tính sáng tạo kiên nhẫn.
Học thuyết Y:
Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm và tự khẳng định mình. Con người muốn tham gia vào công việc chung, con người có những khả năng tiềm ẩn rất lớn cần được khai thác và phát huy.
Nhà quản trị cần phải để cấp dưới thực hiện được một số quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc.
Học thuyết Z
Đây là học thuyết đặc trưng theo mô hình quản trị kiểu của Nhật. Mô hình quản lý này cho rằng sự tư duy, sự thông minh không phải bằng kỹ thuật, hay công cụ quản lý hiệu quả mà bằng cách nhìn nhân văn của người quản lý đối với người bị quản lý.
Nội dung của thuyết Z được tóm tắt như sau:
Năng suất đi đôi với niềm tin, phương pháp quản lý là loại bỏ lòng nghi kỵ, phải xây dựng và thúc đẩy niềm tin nhờ vào sự thẳng thắn và trung thực của những cá nhân cùng làm việc với nhau, công nhận liên đới trách nhiệm trong công việc sẽ là động lực chính để tăng năng suất lao động.
Học thuyết cho rằng sự tinh tế trong các mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người đem lại cho cuộc sống hiệu quả hơn, cân bằng hơn và chất lượng hơn, và tính thân mật là một trong những yếu tố quan trọng của một xã hội lành mạnh, khả năng cho và nhận trong tình bạn chân thành là cội nguồn thật sự của tình thân. Tình thân loại bỏ những hành vi vị kỷ và bất lương trong nội bộ tổ chức.
Học thuyết nêu cao tính cộng đồng, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Mỗi người là phần không thể thiếu trong tập thể, lôi cuốn mọi người vào quá trình ra quyết định, sau khi thống nhất thì ai cũng coi là quyết định của mình, ý kiến của mình, do đó người ta có thể chống lại ý kiến của chính mình. Thuyết Z không dùng những kích thích cá nhân như trả lương theo sản phẩm, tăng lương theo năng suất lao động, không có danh hiệu cá nhân xuất sắc. Chế độ làm việc suốt đời gắn cuộc đời mình và các thế hệ sau với tổ chức là đặc điểm quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống quản lý Nhật Bản. (Nguồn tham khảo)
LÝ THUYẾT THÌ MÀU XÁM, MÀ CÂY ĐỜI VẪN MÃI XANH TƯƠI.
Nếu như Triết lý Kinh doanh tạo nên những quy tắc và quan điểm hành xử của tổ chức đối với Khách hàng, đối tác trong quan hệ kinh doanh; thì ngược lại, triết lý quản trị nguồn nhân lực hướng vào bên trong tổ chức, tạo lập những hệ giá trị chuẩn mực ,quy định cách thức hành động của tổ chức trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Nếu như Nhà Lãnh đạo không có một triết lý sống rõ ràng, thì tương tự, tổ chức của họ cũng sẽ không có triết lý kinh doanh và triết lý quản trị sâu sắc, chi phối hoạt động của tổ chức đó.
Với Công ty Thanhs, nếu Cộng tác với Khách hàng và Đối tác, là việc thiết lập mối quan hệ 2 chiều win-win mà phía mình thường thiêt đi 1 chút (ví như 45-55 hay 40-60 nghiêng về khách hàng); chứ không phải mối quan hệ xin – cho kiểu Agency với doanh nghiệp nhà nước (vì thế Thanhs đã chọn nói KHÔNG với các mối quan hệ kiểu này); thì trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, nhân sự ở Thanhs cũng được coi như các Đối tác, các bạn chọn việc, và Thanhs chọn người phù hợp. Nhân sự ở Thanhs được quyền biết và được khuyến khích hiểu hết mọi quyền lợi của người lao động, bao gồm cả việc đánh giá công bằng và lộ trình thăng tiến minh bach.
Tương tự như thế với các giá trị khác, sau 18 năm trưởng thành, 15 năm đi sâu hơn vào hoạt động quản trị doanh nghiệp, cá nhân tôi đã học được rất nhiều bài học sâu sắc.
Tuy nhiên, bể học là vô bờ. Quản trị nguồn nhân lực vẫn cứ là một nghệ thuật vô cùng hấp dẫn, nhiều thách thức và đáng được ưu tiên hàng đầu. Nhất là trong thời đại minh bạch thông tin, mọi doanh nghiệp đều gặp trở ngại lớn trong việc tuyển dụng nhân sự.
Ngày mai, Thứ 6 28/9/2019, chúng tôi có một sự kiện rất đáng chờ đợi, LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC với sự dẫn dắt chính của Chuyên gia Đoàn Văn Tình, GĐ Chiến lược nhân sự của Thanhs, Giảng viên Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chào đón chặng 3, hành trình Cất cánh thành công cùng Thanhs Airlines.