Bàn về thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp

Thứ Tư, 20/01/2021, 14:59
Bàn về Thương hiệu và Văn hóa doanh nghiệp
Bàn về Thương hiệu và Văn hóa doanh nghiệp

“80% các doanh nghiệp khởi nghiệp nghĩ rằng

phải đổ thật nhiều tiền mới làm được thương hiệu”

Đó là nhận định của giới chuyên gia, nhà kinh tế học khi trao đổi về câu chuyện văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và phát triển thương hiệu tại Hội thảo “Văn hóa Doanh nghiệp và Phát triển Thương hiệu” được tổ chức sáng ngày 11/9/2020.

Giữa bối cảnh không ít doanh nghiệp phải lao đao vì đại dịch và khủng hoảng, thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp đã cho thấy vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cả giới chuyên gia và các doanh nhân, kể cả những người ở cấp quản lý của doanh nghiệp đều đang đặt một sự quan tâm lớn lên chủ đề này. Đã không ít những doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng một chiến lược cụ thể để sở hữu một thương hiệu bền vững và một nền văn hóa mạnh mẽ.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng không dễ dàng gì để làm điều này. Vì thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp là một thứ giá trị vô hình, thậm chí còn hơi mơ hồ để diễn tả và thấu hiểu. Nó không chỉ là logo, sologan hay những khẩu hiệu mà doanh nghiệp truyền thông ra bên ngoài. Để bền vững, những giá trị đó phải được xây dựng bởi từng cá nhân trong doanh nghiệp. Từ nhân viên cho đến cấp quản lý, ban lãnh đạo, mỗi người đều là một đại sứ thương hiệu, là một tấm gương phản chiếu giá trị văn hóa doanh nghiệp.

Khó, nhưng hoàn toàn có thể làm được!
Khó, mới tạo ra giá trị vững bền và trường tồn!
Khó, nên hãy bắt tay vào làm luôn!

 

Các chuyên gia đã nhấn mạnh, “Đừng đợi đến lúc có tiền mới làm thương hiệu!”. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu bằng các hoạt động hằng ngày, cố gắng tạo ra sự khác biệt cho hình tượng sản phẩm, về sự độc đáo trong văn hóa của họ tới khách hàng và công chúng. Giá trị đó mang tầm vĩ mô, nhưng lại được xây dựng từ những yếu tố vi mô.

Nhấn mạnh yếu tố này, ông Nguyễn Đình Thành, đồng sáng lập Học viện truyền thông Elite PR School, Giám đốc điều hành công ty tư vấn chiến lược CSCI Indochina cho rằng, “Thương hiệu được hình thành từ cách hành xử, ứng xử của con người trong công ty. Cách hành xử, ứng xử phụ thuộc vào cách những con người ấy tư duy. Cách tư duy phụ thuộc vào văn hóa của công ty, của đất nước ấy. Vì thế, văn hóa là nền tảng của thương hiệu và ảnh hưởng sâu sắc tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp”. Ông cũng khẳng định rằng:

“Chính nhân viên trong công ty là người tạo nên “định vị thương hiệu”, tương tác với khách hàng ở mọi điểm chạm, với sự xóa nhòa về khoảng cách không gian, thời gian nhờ vào không gian mạng. Mỗi nhân viên đang thực sự trở thành một đại sứ thương hiệu, dù muốn hay không, của công ty”

Và khái niệm về thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp hoàn toàn không mơ hồ và khó xác định như những gì mọi người thường nghĩ. Chúng rõ ràng và có cả những bộ quy chuẩn, mô hình rõ ràng để xác định với tiêu chuẩn quốc tế, được điều chỉnh phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bởi các chuyên gia đến từ Thanhs. Những mô hình này đã được chứng thực, thực thi và đem lại những kết quả nổi bật.

Chính nhân viên trong công ty là người tạo nên “định vị thương hiệu”
Chính nhân viên trong công ty là người tạo nên “định vị thương hiệu”

Tham khảo những kiến thức về thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp: Tại đây

Hành trình thương hiệu là một chặng đường dài. Nhưng quả ngọt ở cuối con đường sẽ xứng đáng với công sức bạn bỏ ra. Đây không phải là một lời hứa hẹn, là một sự thật được thực tế chứng minh. Được khẳng định và nhắc nhở hàng ngày hàng giờ bởi sự thành công và vững mạnh của những người khổng lồ trong nền kinh tế thế giới. Thương hiệu của họ mạnh mẽ đến nỗi không bao giờ sợ bị nhầm lẫn với đối thủ, được nhận biết bởi hàng trăm triệu người, đã đè bẹp không biết bao nhiêu “tép riu” trong ngành và có ảnh hưởng cực kì mạnh mẽ tới thị trường. Hãy nhớ đến Aple, Samsung, Sony, Starbucks, Unilever,…. Câu chuyện của họ là một chặng đường dài, nhưng sức mạnh mà những thương hiệu đó nắm trong tay là điều khao khát của biết bao người.

Không chỉ dịch bệnh và khủng hoảng là mối lo duy nhất. Cuộc tiến quân thần tốc như vũ bảo của các nền tảng số, của các mạnh công nghiệp 4.0, thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp trụ vững, cũng là vũ khí để phát triển vượt bậc.

Khi các doanh nghiệp ngoài kia, bao gồm cả đối thủ của bạn, đang không ngừng “chạy” trên chặng đua khẳng định thương hiệu khác biệt dẫn đầu, liệu đã đến lúc bạn khởi động chiến dịch cho doanh nghiệp của mình?

Phương Linh

View (1667)