BẠN ĐÃ BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU DẪN ĐẦU?

Thứ Tư, 01/07/2020, 14:02

BẠN ĐÃ BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU DẪN ĐẦU?

VÌ SAO DOANH NGHIỆP CẦN CÓ MỘT CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU? 

Thương hiệu, xét về bản chất, cũng giống như một Con người: có suy nghĩ, cảm xúc và tính cách riêng. Mỗi thương hiệu đều cần có kế hoạch định vị rõ ràng gắn với chiến lược kinh doanh, phải được chăm chút bằng những nỗ lực vận động không ngừng nghỉ để tồn tại – phát triển – và trở thành không thể thay thế trên thị trường. 

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) là bản kế hoạch bao gồm các mục tiêu dài hạn và định hướng dẫn dắt cụ thể các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh trên thị trường. Với đích đến là thương hiệu thành công định vị trên thị trường, chiến lược thương hiệu phải có sự gắn kết mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu càng cụ thế, thương hiệu càng dễ tạo nên sự khác biệt.

Hiểu theo một cách gần gũi hơn, chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những suy nghĩ và nhận thức về công ty, sản phẩm và dịch vụ trong tâm trí của khách hàng, từ đó hình thành khả năng điều khiển khách hàng suy nghĩ theo cách mà thương hiệu mong muốn. 

VÌ SAO DOANH NGHIỆP CẦN CÓ MỘT CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU?

  • Tăng tỷ lệ nhận biết trên thị trường

Chiến lược thương hiệu tạo ra sự nhất quán về tính cách thương hiệu được thể hiện ở biểu tượng, câu slogan, màu sắc, nhận diện trên mạng xã hội, nhận diện tại điểm bán, các ấn phầm truyền thông… điều đó cũng được thể hiện qua cách chăm sóc khách hàng, sự tương tác với công chúng… theo một phong cách riêng. 

Từ đó thương hiệu sẽ hình thành được một hệ thống nhận diện đặc trưng, là “tính cách” không lẫn đi đâu được, neo lại trong tâm trí khách hàng. Cảm nhận của khách hàng về bạn là duy nhất. 

  • Tạo ra sự khác biệt 

Khách hàng đang sống trong một “thế giới phẳng”, mỗi ngày bị “dội bom” bởi hàng trăm, hàng ngàn thông điệp khác nhau. Một chiến lược xây dựng thương hiệu tốt sẽ định vị doanh nghiệp trở nên khác biệt và ấn tượng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu và khác biệt hóa luôn gắn liền với nhau. Tuy nhiên, chiến lược khác biệt hóa phải được xây dựng từ giá trị cốt lõi của thương hiệu thì mới có thể đứng vững lâu bền trong tâm trí của khách hàng.

Ví dụ, thương hiệu máy lọc nước Kangaroo với một câu thông điệp khác biệt và huyền thoại một thời: “Kangaroo – máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” được nhắc đi nhắc lại đến nỗi chỉ cần đề cập đến thương hiệu này là công chúng sẽ nghĩ ngay đến thông điệp đó.

Hay chiến lược khác biệt hoá được xây dựng từ giá trị cốt lõi của thương hiệu xe Volvo – sự ổn định và an toàn.

Volvo: Xây dựng thương hiệu từ giá trị cốt lõi, sẽ tạo ra giá trị riêng không thể thay thế

  • Làm tăng giá trị thương hiệu

Cùng với các giá trị về mặt vật chất sẵn có của thương hiệu, giá trị vô hình của thương hiệu được tích lũy qua thời gian dựa vào mối quan hệ mà thương hiệu xây dựng với khách hàng. Bằng cách xây dựng chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp có thể làm tăng giá trị thương hiệu của mình vượt xa giá trị thực tế của sản phẩm. 

  • Tăng sự gắn bó của khách hàng hiện tại

Chiến lược thương hiệu giúp xây dựng những ấn tượng tích cực về thương hiệu. Điều này giúp cho việc cân nhắc và lựa chọn sản phẩm của khách hàng dễ dàng hơn khi khách hàng đã có những trải nghiệm tốt với thương hiệu. Sợi dây gắn kết giữa thương hiệu – khách hàng ngày càng bền chặt. Niềm tin thương hiệu được xây dựng và củng cố, một ngày nào đó thương hiệu của bạn sẽ trở thành không thể thay thế trong lòng khách hàng. 

Mua xà bông rửa tay với tác dụng làm sạch và kháng khuẩn?

Công chúng Việt Nam sẽ nghĩ ngay đến Lifebuoy 

  • Có nền tảng để ra mắt sản phẩm mới

Khi khách hàng đã có độ tin cậy nhất định với thương hiệu bởi những sản phẩm, dịch vụ trước đó thì khi nhãn hàng phát triển một sản phẩm mới, khả năng cao khách hàng cũng sẽ bày tỏ sự quan tâm và dễ dàng đón nhận hơn. Hành trình bạn xây dựng thương hiệu ngày qua ngày vất vả và tận tâm cuối cùng cũng đến lúc mang lại  nhiều quả ngọt. 

Ngoài ra, một chiến lược thương hiệu có sức mạnh cũng có thể giúp nhãn hàng dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng mới tiềm năng hay mở rộng kết nối và đón nhận nhiều cơ hội để phát triển. 

  • Nội bộ: Gắn kết chặt chẽ nhân viên với thương hiệu 

Một nhãn hàng có thương hiệu tốt trên thị trường cũng có thể là chất keo gắn kết vô hình giữa nhân viên và doanh nghiệp rất bền chặt. Bởi hầu hết ai cũng mong muốn được làm việc cho một nhãn hàng có thương hiệu và sự ấn tượng trên thị trường hơn là những nơi “chìm” trong thế giới doanh nghiệp rộng lớn ngoài kia. Còn gì tuyệt vời hơn khi nhân viên của bạn làm việc và tự hào về công việc của họ. 

Hơn nữa, hiểu về thương hiệu và  mục tiêu của chiến lược thương hiệu có thể sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu chung.

Con người gắn kết – Nhân tố làm nên sự vững mạnh của thương hiệu

DOANH NGHIỆP NÀO CẦN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU?

Bất kì doanh nghiệp nào, dù nhỏ hay lớn đều cần có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và các mục tiêu rõ ràng. Trừ phi bạn là công ty độc quyền tại một thị trường hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế và khi người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ bạn, thì có thể bạn không cần tập trung quá nhiều vào chiến lược thương hiệu. Nhưng điều ấy tại thế giới 4.0 lại không có khả năng.

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có một chiến lược chi tiết và phù hợp, sáng tạo đối với từng doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hay các startup ngay từ khi bắt đầu sẽ xây tạo cho mình một màu sắc riêng, giúp xác định rõ thế mạnh cạnh tranh, khác biệt hóa so với đối thủ. Bằng ấn tượng sâu sắc và niềm tin từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thúc đẩy doanh thu và chiếm lĩnh một phần thị phần nhất định. Không chỉ SMes, các doanh nghiệp lớn cũng cần có chiến lược thương hiệu vì môi trường kinh doanh và đối thủ thậm chí là khách hàng trung thành của bạn luôn thay đổi, không có gì đảm bảo khách hàng sẽ luôn yêu quý một sản phẩm.

Hãy biến mối quan hệ giữa thương hiệu – khách hàng trở được gắn kết thật tự nhiên: bạn cần khách hàng và khách hàng cần bạn.

Like, share nếu bạn thấy nội dung này là hữu ích. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Thanhs để làm chủ các kiến thức quản trị doanh nghiệp hữu ích nhất.

View (1127)