NGÀNH – VẤN ĐỀ CỐT LÕI TRONG TĂNG TỐC KINH DOANH

Thứ Bảy, 27/03/2021, 11:15
Vấn đề cốt lõi để tăng tốc kinh doanh
Vấn đề cốt lõi để tăng tốc kinh doanh

Với những trăn trở về việc trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, bà Đặng Thanh Vân – Chuyên gia tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và thương hiệu đã tiến hành hàng loạt các hoạt động chia sẻ giá trị, lan tỏa kiến thức trong năm 2021. Phải kể đến trong đó là Chuỗi livestream 20 KỸ THUẬT TĂNG TỐC KINH DOANH do chính chuyên gia trực tiếp chia sẻ, lên sóng vào thứ 5 hàng tuần trên kênh StreamYard, được phát lại tại kênh youtube Đặng Thanh Vân.

Gia nhập group Chiến lược kinh doanh để theo dõi và trao đổi trực tiếp với chuyên gia: TẠI ĐÂY 

Tham gia group Zalo Học chiến lược cùng chuyên gia để nhận tài liệu, file mẫu kế hoạch miễn phí: TẠI ĐÂY

Trong livestream đầu tiên của mình, chuyên gia Đặng Thanh Vân đã nêu lên những vấn đề cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp đều phải đặt tâm nếu muốn phát triển bền vững và tăng tốc kinh doanh. Hãy cùng tôi khám phá các nội dung đã được chia sẻ trong livestream.

NGÀNH

Chắc hẳn ai cũng biết đến công ty tư vấn BCG – 1 đối thủ với MC Kinsey. MC Kinsey lúc bấy giờ đang là một người khổng lồ trong ngành tư vấn, trong khi BCG mới chỉ là một công ty non trẻ.  Với sự ra đời của mô hình BCG về phân tích sản phẩm và ngành kinh doanh, BCG đã có 1 bước ngoặt lớn trong sự nghiệp và trở thành 1 tên tuổi có chỗ đứng vững chắc trong ngành. Sự dễ dàng áp dụng vào phân tích của mô hình này giúp nó ngày càng phổ biến và được yêu thích. MC Kinsey cũng không kém cạnh khi lập tức cho ra đời mô hình G.E (General Electricity) về phân tích chiến lược. Từ đó tới nay, BCG và GE là 2 mô hình nổi tiếng về phân tích sản phẩm và ngành kinh doanh được giới kinh doanh thường xuyên sử dụng.

Khi nói về ngành, các chủ doanh nghiệp phải phân biệt được 2 khái niệm dung lượng thị trường và nhu cầu thị trường. Dung lượng thị trường là độ lớn của thị trường chúng ta hướng đến và nhu cầu thị trường có thể đánh giá bởi mức độ quan tâm của thị trường đối với sản phẩm.

Khi chọn một ngành có tốc độ tăng trưởng chậm, hầu như công ty không có cơ hội phát triển trong tương lai nếu trong ngành không có sự đột biến, chẳng hạn như sự đột biến về công nghệ.

Theo số liệu thống kê của Thanhs trong suốt quá trình tư vấn 20 năm, các doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam sẽ có vận tốc tăng trưởng trung bình vào khoảng 30%/năm trong 5 năm đầu, nhiều trường hợp đặc biệt còn tăng trưởng 50~100%. Khi đạt doanh thu từ 200 tỷ đổ lên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại vào khoảng 15%/năm. Và khi đạt ngưỡng 300 tỷ thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hẳn lại.

Việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là ngay lập tức xem lại tốc độ tăng trưởng trong ngành của mình. Các chủ doanh nghiệp có thể dựa trên tín hiệu thị trường để đánh giá. Lấy ví dụ khi bạn có khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm và họ có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn, nhưng họ vẫn mãi chần chừ không ra quyết định hoặc thời gian sales theo một hợp đồng ngày càng kéo dài. So sánh với tốc độ phát triển trung bình 30% 1 năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu doanh nghiệp của bạn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn 30%, trong ngành không có “ông lớn” nào thì điều có nghĩa là ngành đang không có cơ hội tăng trưởng hoặc đã hết cơ hội.

Nếu trong ngành đã có 2 đến 3 thương hiệu lớn đang chiếm lĩnh thị trường, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ, quy mô cực nhỏ thì vấn đề là ngành đó không phải ngành có tốc độ tăng trưởng tốt. Nhu cầu từ thị trường của ngành đó sẽ không tăng trong tương lại, trừ khi có sự đột phá về công nghệ. Có thể thấy rằng làn sóng công nghệ – cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của big data đã thay đổi toàn diện các ngành. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp bắt buộc phải quan tâm đến chủ đề “Chuyển đổi số”.

CHUYỂN ĐỔI SỐ

Trong mô hình Tăng tốc kinh doanh do Thanhs xây dựng, chuyển đổi số là 1 trong 6 trụ cột mà doanh nghiệp bắt buộc phải quan tâm. Chuyển đổi số không chỉ là việc đưa sản phẩm lên internet, lên môi trường số, mà còn là vấn đề có thể tạo ra được một sản phẩm số hay số hóa sản phẩm của mình được không. Những cơ hội mà chuyển đổi số đem đến cho các doanh nghiệp cỡ vừa là rất lớn. Có thể chắc chắn rằng tương lai của 5 năm tiếp theo chính là chuyển đổi số. Những doanh nghiệp có năng lực tài chính và dòng tiền ổn định thì nên đầu tư vào việc phát triển các sản phẩm số.

Mô hình Tăng tốc kinh doanh do Thanhs xây dựng
Mô hình Tăng tốc kinh doanh do Thanhs xây dựng

Lựa chọn ngành phù hợp với chuyển đổi số cũng là một lựa chọn tốt. Những ngành có sản phẩm là số hoặc có thể số hóa sẽ có tương lai rộng mở.

LỜI KẾT

Có nhiều chủ doanh nghiệp hoặc ban lãnh đạo, ban quản lý thường rất sợ khi nói đến chiến lược, cho rằng chiến lược là 1 điều gì đó quá to tát và xa vời. Nhưng thực chất chiến lược chỉ là con đường mà chúng ta đã chọn. Tương tự như vậy, chọn ngành chính là chọn con đường đi cho doanh nghiệp của mình. Thực chất ngành không phải là một vấn đề kỹ thuật mà là chiến lược. Chuyên gia Đặng Thanh Vân đặt “Ngành” – một  vấn đề chiến lược lên trước nhất là để các chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất. Từ đó có thể đưa ra được 1uyết định có đầu tư, có tiếp tục đổ tiền vào một ngành hay không.

Phương Linh biên tập

View (1305)