5 NGUYÊN TẮC cần nắm vững để sở hữu một THƯƠNG HIỆU KHÁC BIỆT trên thị trường

Thứ Sáu, 03/07/2020, 09:00

Với nguồn vốn mỏng manh, quy mô nhỏ và thiếu về nhân sự, bài toán về chiến lược xây dựng thương hiệu khác biệt vẫn luôn là nỗi trăn trở cho các SMEs. Chủ doanh nghiệp SMEs sẽ tìm thấy câu trả lời ở đâu? 

Để không phải mông lung đi tìm kiếm giải pháp và mắc sai lầm, các nhà quản trị có thể lưu ý đến 5 nguyên tắc dưới đây để khác biệt hoá THƯƠNG HIỆU thành công. Toàn bộ là những bài học được đúc rút ra từ quá trình xây dựng thương hiệu của hàng ngàn các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam. 

Nội hàm của khác biệt thương hiệu không chỉ nằm ở những phương thức triển khai mang đậm tính kỹ thuật và lý luận. Khác biệt thành công hay không, còn nằm ở cách hiểu và cách tiếp cận vấn đề của doanh nghiệp. Hãy bắt đầu với nguyên tắc số một: Suy nghĩ sát thực tế.

  1. Suy nghĩ sát thực tế

Trước tiên, hãy xác định rõ một tư tưởng để “bay mà vẫn chạm đất”: Khác biệt thương hiệu quan trọng, nhưng nó chỉ là một trong chuỗi các mắt xích doanh nghiệp phải làm để đạt được mục tiêu bán hàng – lợi nhuận. 

Nhiều doanh nghiệp chú trọng vào xây dựng chiến lược thương hiệu trong khi nội hàm của doanh nghiệp lại có nhiều bất ổn: sản phẩm chưa hoàn thiện, chất lượng dịch vụ còn nhiều thiếu sót, thậm chí còn chưa có cả hệ thống nhân sự để triển khai. Sản phẩm, dịch vụ, con người, quảng cáo, thương hiệu… – mắt xích nào cũng quan trọng trong bánh răng vận hành, tuỳ vào từng giai đoạn và mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp tập trung phát triển mục tiêu nào hơn. 

Do vậy, trước khi làm thương hiệu, hãy đưa những suy nghĩ trở về thực tế để không bị sai lệch với mục tiêu kinh doanh. Và điều quan trọng doanh nghiệp phải làm là hãy chuẩn bị thật tốt cho sản phẩm và dịch vụ của mình, vì bạn không thể “rêu rao” một “sự thật” không tồn tại, khách hàng sẽ chỉ thấy hụt hẫng và cuối cùng sẽ quay lưng với bạn để đến với một thương hiệu khác mà thôi.  

  1. Đừng bắt chước máy móc 

Một trong những sai lầm của SMEs tại Việt Nam là bắt chước theo cách làm của các doanh nghiệp lớn, những campaign thành công có cùng phân khúc khách hàng với họ, mặc cho có sự khác biệt về mô hình và mục tiêu kinh doanh. Với nguồn lực và uy tín thương hiệu thua kém nhiều, dù dùng cùng một “vũ khí” và phương thức, “kết quả” dường như đã được định đoạt từ khi cuộc chiến chưa bắt đầu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thất bại ngay từ những bước chân đầu tiên, bạn cũng không mong muốn “đốt” ngân sách, nhân sự cho những điều phi thực tế chứ?

Đừng bắt chước một cách máy móc theo các campaign thành công

Hay luôn nhớ rằng, dù chiến lược thương hiệu có bay cỡ nào cũng phải được đáp xuống mục tiêu kinh doanh và xuất phát từ giá trị của doanh nghiệp. 

  1. Vũ khí cạnh tranh lợi hại: Cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng 

Ưu thế lớn nhất của SMEs so với các doanh nghiệp lớn là sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Một nhà quản trị thực tế và thông minh sẽ chọn cách tập trung vào nội hàm của doanh nghiệp trước: cá nhân hoá sản phẩm, dịch vụ cho từng phân khúc khách hàng. Càng cá nhân hoá và mang lại những giá trị khác biệt tích cực cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ càng trở nên ấn tượng hơn. Làm tốt điều này, doanh nghiệp sẽ chiếm một vị trí khó thay thế trong lòng khách hàng.

Cá nhân hóa sản phẩm – làm nên sự khác biệt

Điểm khác biệt này, thực tế đã giúp rất nhiều SMEs có một “định vị” rõ ràng khi tiếp cận khách hàng. Hãy suy nghĩ về sự cá nhân hoá của doanh nghiệp. 

  1. Xây dựng chiến lược tập trung

Đầu gà hơn má lợn” – xây dựng chiến lược tập trung khi xây dựng thương hiệu để trở nên khác biệt. Khi bạn chỉ có trong tay một nguồn lực hạn hẹp, dàn trải các mục tiêu kinh doanh và phân khúc thị trường rõ ràng sẽ chỉ khiến chính mình hụt hơi ngay khi mới bắt đầu.

Chìa khoá cho sự tập trung là tối ưu nguồn ngân sách cho những hoạt động mang lại hiệu quả nhất: 

  • Tính độ lớn của thị trường, quy nhỏ lại theo khả năng phục vụ của doanh nghiệp.
  • Tập trung các nguồn lực khả dĩ của doanh nghiệp để sử dụng những phương tiện, các kênh tiếp xúc đem lại lợi nhuận cụ thể cho doanh nghiệp.
  • Thông minh trong cách sử dụng ngân sách, tính rõ các phương án và chọn nơi “Play to win”, bắn đạn nhỏ trước khi bắn đạn thật. Đánh thị trường nhỏ trước khi đem quân đi đánh thị trường lớn.

Hãy nhớ, xây dựng một chiến lược, với ngân sách rõ ràng, thông điệp cụ thể và mục đích tập trung là những gì mà nhà quản trị cần làm được nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ”. 

  1. Nổi bật về hình thức (nhưng vẫn có giá trị): Tốt gỗ – tốt cả nước sơn! 

Hình thức rất quan trọng, đừng bỏ qua điều này!

Một trong những điều mà doanh nghiệp có thể làm đầu tiên là chau chuốt kỹ càng về hình thức. Vì khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có bao bì, thiết kế ấn tượng. Hình thức luôn là thứ thu hút khách hàng đầu tiên trong một dàn lựa chọn (hãy hình dung về lúc bạn đi siêu thị). 

Đó là lý do vì sao ngày nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các startup lại đầu tư rất nhiều công sức vào việc phát triển bao bì, đôi khi chỉ là những thiết kế đơn giản nhưng nó lại mang một sự ấn tượng khác biệt nào đó: chất liệu giấy craft bảo vệ môi trường, hoạ tiết văn hoá Việt Nam hay những chai đựng xinh xắn có thể tận dụng được sau khi sử dụng… Bạn hãy phát triển hình thức dựa vào giá trị của sản phẩm mà bạn mang đến cho khách hàng. Chất lượng tốt – Hình thức đẹp, phải luôn là như vậy.  

Tuy nhiên, để tạo sự ấn tượng và niềm tin bền vững cho khách hàng, đừng quên tốt gỗ – tốt cả nước sơn: giá trị thật sự của sản phẩm và nội dung bên trong. 

Hình thức ấn tượng cũng là một cách tạo ra sự khác biệt!

Tiếng vang của điểm khác biệt, đối với SMEs, thường đến những điều nhỏ nhặt, từ những chi tiết cụ thể, và từ cách suy nghĩ thực tế. Năm chiến lược kể trên là những điều cơ bản trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm SMEs. Tạo được sự khác biệt hay không, là do tư duy của người lãnh đạo và chiến lược đúng dẵn và sử dụng những công cụ trong tay một cách tối ưu nhất.  

View (1177)