XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP – CỐT LÕI ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thứ Năm, 01/12/2022, 14:31

Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp là điều ai cũng biết, nhưng không ít các doanh nghiệp đã chật vật và lúng túng trong quá trình xây dựng, triển khai. Họ thường tìm tới Thanhs với các câu hỏi như “Liệu các chủ doanh nghiệp đã biết cách xây dựng 1 nền văn hóa mạnh mẽ cho doanh nghiệp của mình?”, hay “Đã có mong muốn nhưng không đủ năng lực để triển khai vì còn phải bộn bề giữa các vấn đề khác của công ty?“.

Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp để tăng trưởng và phát triển bền vững- Chị Đặng Thanh Thảo, CEO Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs
Chị Đặng Thanh Thảo, CEO Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs

Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs là Tổ chức Tư vấn Chiến lược dành cho SMEs hàng đầu Việt Nam. Tính đến nay, Thanhs đã tư vấn cho hơn 5000 khách hàng, nổi bật như Vinataba, Vietinbank, Vinfast, Vietnam Post, Tân Đại Thành,… và nhận được người sự tin cậy của từ hàng chục ngàn học viên.

Góp phần cho sự thành công đó, chị Đặng Thanh Thảo – Tổng Giám đốc Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs – người trực tiếp làm việc và kết nối với khách hàng cũng như các chuyên gia và chuyên viên, nhân sự của Thanhs chia sẻ về những khó khăn trong quá trình quản lý doanh nghiệp và lời khuyên dành cho SMEs tại Việt Nam.

Cơ duyên nào dẫn chị đến lĩnh vực Xây dựng và Phát triển thương hiệu cũng như trở thành CEO Công ty Thanhs?

Có lẽ phải kể đến giai đoạn bắt đầu vào Thanhs từ vị trí thực tập sinh từ những năm 2002-2004. Thời đó, không mấy DN biết đến khái niệm Chăm sóc khách hàng, mà chỉ tập trung Kinh doanh, còn Thanhs thì luôn tạo ra cái mới, sự khác biệt ngay từ những điều nhỏ nhất. Trải qua thời gian rèn luyện và phát triển bản thân ở nhiều mô hình khác nhau, từ Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất tới nhập khẩu và thương mại, v.v … Năm 2018, tôi trở lại Thanhs phụ trách phần Nội chính và tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp của mình khi chính thức trở thành CEO của Thanhs vào năm 2020.

Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp để tăng trưởng và phát triển bền vững
Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp để tăng trưởng và phát triển bền vững

Sau hơn 20 năm hoạt động, nhìn lại toàn bộ chặng đường đã qua, điều gì khiến chị tự hào nhất là gì về Công ty mình?

 

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm, công ty Thanhs bao gồm các chuyên gia, chuyên viên cũng như các nhân sự của Thanhs đã luôn gắn bó và đồng hành cùng nhau. Thanhs đã khẳng định uy tín và vị trí quan trọng của mình trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bằng cái tâm, kiến thức và kinh nghiệm. Chính vì vậy, được giúp đỡ và hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs Việt Nam vượt qua khó khăn và nhìn thấy họ cất cánh, vươn lên tầm cao mới chính là điều khiến tôi tự hào nhất. Chúng tôi luôn đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường và doanh nghiệp qua hệ thống các Giải pháp Đồng bộ Chiến lược và Chuyên gia Tư vấn Đồng hành ưu việt nhất. Chi tiết hơn, Thanhs có Hệ sinh thái sản phẩm từ Khám bệnh doanh nghiệp; Tư vấn chiến lược về Quản trị, Kinh doanh, Thương hiệu, Nhân sự, Tài chính; Cố vấn đồng hành; Huấn luyện lãnh đạo; Ấn phẩm và Bộ công cụ độc quyền cho chính các chuyên gia của Thanhs đúc sút. Với 5 dịch vụ chính nêu trên, tôi tin chắc rằng Công ty Thanhs sẽ luôn trở thành người cố vấn đồng hành, người bạn và trợ thủ đắc lực cho SMEs Việt.


Tiếp quản Công ty với vị trí CEO của Công ty CP Thương Hiệu và Quản trị Thanhs vào đúng thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ, có những thách thức nào chị cũng như công ty đã gặp phải?

Covid-19 thực sự là một hiểm họa của thế giới, nó không chỉ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của con người mà còn thử thách “sức đề kháng” của doanh nghiệp. Ngoài những vấn đề về tài chính mà mọi doanh nghiệp khác đều gặp phải, Công ty Thanhs đặc biệt gặp khó khăn hơn cả trong việc duy trì kết nối. Là một công ty tư vấn, chúng tôi đã gặp muôn vàn khó khăn từ việc kết nối trong nội bộ nhân sự tới việc kết nối với các khách hàng của Thanhs tại thời điểm đó. Giãn cách xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công việc và dẫn đến nhiều tình huống phát sinh. Tiến độ công việc không được như dự tính bởi các yếu tố ảnh hưởng như: Nhân viên chưa nắm rõ nhiệm vụ và mong muốn của ban lãnh đạo; Khách hàng – các chủ doanh nghiệp điêu đứng do chính sách chống dịch luôn cập nhật và thay đổi hàng tuần dẫn tới các bản kế hoạch được ban tư vấn trước dịch gần như không có khả năng áp dụng. Đỉnh điểm, tôi vẫn nhớ rất rõ đã từng có những thời điểm tất cả mọi công việc đều bị trì trệ, các chuyến công tác và những dự án đang dang dở cũng đã phải hoãn lại do bệnh dịch.

 Vậy những động lực nào đã giúp chị vượt qua để dẫn dắt Công ty phát triển trong thời gian vừa rồi?

Đại dịch đúng thực đã gây ra nhiều khó khăn, và đặc biệt đối với tôi – tiếp quản Công ty với vị trí CEO vào đúng thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ. Tuy vậy, tôi vẫn luôn tin rằng đây là chất xúc tác cho nhiều thay đổi tích cực, khiến tất cả chúng ta phải chấp nhận, thay đổi và thích nghi với những cơ hội mới, đặc biệt là sự chuyển biến của công nghệ số.

Sự phát triển và bùng nổ của các nền tảng trực tuyến khi đại dịch bùng phát được Thanhs tận dụng, là “bàn đạp” để đổi mới, thích nghi với cách làm việc mới. Đẩy mạnh trao đổi với khách hàng và học viên trong thời kì này được Thanhs đặt lên hàng đầu. Vượt qua mong đợi của tôi, bộ máy nhân sự vận hành trơn tru bằng sự thấu hiểu, tôn trọng và trách nhiệm thông qua việc duy trì giờ làm cũ, đưa ra các bản kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn. Chúng tôi cung cấp thêm nhiều bài viết kiến thức, tài liệu dành cho cộng đồng trên các nền tảng Mạng xã hội như Facebook, Zalo, Website, Youtube. Các dự án tuy có khó khăn khi không thể gặp mặt nhưng với sự đồng hành và tận tâm đến từ các chuyên gia, chuyên viên, các doanh nghiệp đã vượt qua Covid và phát triển vững mạnh.

Ngay trong giai đoạn khủng hoảng COVID, các CG của Thanhs đã có những dự báo tình hình và đưa ra các phương án để hỗ trợ các Doanh nghiệp Việt, điển hình như CG Đặng Thanh Vân đã phối hợp với đội ngũ của Thanhs xây dựng và gửi tặng cộng đồng doanh chủ những tài liệu “Giải cứu Doanh nghiệp vượt Khủng hoảng COVID” dành cho B2C và B2B; “Các kỹ thuật triển khai xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp trong giai đoạn work from home”…

Phát triển năng lực tổ chức. Hội thảo chuyên môn do Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs tổ chức.
Phát triển năng lực tổ chức. Hội thảo chuyên môn do Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs tổ chức.

Không chỉ vậy, Thanhs Academy đã có cơ hội được hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc, Thanhs kết hợp cùng với các chuyên gia đào tạo chuyên nghiệp: CG.Đặng Thanh Vân, CG. Đoàn Văn Tình, CG. Nguyễn Hoài Giang, CG. Nguyễn Ngọc Hưng, … liên tục mở các sự kiện đào tạo, buổi học huấn luyện, hội thảo online dành cho các chủ doanh nghiệp, các quản lý cấp trung, nhân sự của SMEs Việt để truyền tải kiến thức và nâng cao năng lực của họ. Tiêu biểu như Chuỗi hội thảo online xuyên suốt chủ đề “Quản trị SMEs thời kỳ Chuyển đổi số”, như Hội thảo “Phát triển năng lực tổ chức thời Covid”, Hội thảo “Tối ưu hóa nguồn năng lực”, Hội thảo ”Lãnh đạo thời đại mới: Vấn đề và thách thức”có sự tham gia bởi hàng ngàn người thông qua các nền tảng online.

Giai đoạn COVID đã góp phần tạo đà để Thanhs ra mắt nhiều khóa học và ấn phẩm online như Khóa Xây dựng Kế hoạch Kinh doanh, Xây dựng Kế hoạch Marketing, các Khóa Mentor huấn luyện đồng hành 3 – 6 tháng cho các Doanh nghiệp để kịp thời chuyển đổi mô hình kinh doanh, ứng phó với khủng hoảng, giúp các DN duy trì, tìm hướng đi mới… Các khóa ASA1YEAR K01 – Cố vấn đồng hành 1 năm, ASA1YEAR K02 – Huấn luyện lãnh đạo được ra đời cũng dựa trên mong muốn có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa cho cộng đồng DN Việt, và được các Doanh chủ rất ủng hộ, tham gia tích cực.

Và một điều đáng tự hào hay cộng thêm cả may mắn nữa, đó là các khách hàng của Thanhs đều vượt bão thành công, không có DN nào phải đóng cửa hay phá sản. Đó chính là thành công, là bước tiến của Thanhs và tôi vô cùng biết ơn khoảng thời gian đó.

 Hiện nay, mục tiêu phát triển mà Thanhs hướng đến cũng như định hướng phát triển công ty trong thời gian tới là gì?

Mang trong mình sứ mệnh nỗ lực toàn tâm vì sự Cất cánh thương hiệu Việt. Thanhs cam kết không chỉ trao tri thức, mà còn chia sẻ lòng biết ơn và tình thương yêu đến với mọi khách hàng và công chúng bằng các chương trình hành động thực tiễn. Thanhs đã và đang thực hiện kế hoạch trở thành Tổ hợp Tư vấn và Đào tạo chiến lược dẫn đầu thị trường dành cho doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2023. Bằng sự nỗ lực không ngừng, tiếp tục sát cánh cùng các SMEs Việt Nam, chúng tôi mang đến khách hàng các biện pháp đồng bộ tăng trưởng và phát triển bền vững. Thanhs đặt ra mục tiêu xuyên suốt chặng đường xây dựng và phát triển sẽ đồng hành cùng 50.000 doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tăng trưởng, tham gia thúc đẩy 1.000 doanh nghiệp tái cấu trúc theo hướng chuyển đổi số và đưa ít nhất 100 thương hiệu Việt cạnh tranh phát triển không chỉ ở thị trường trong nước và mà còn vươn ra quốc tế.

Theo chị, ngoài việc không ngừng đổi mới, cập nhật liên tục thì đâu là yếu tố quan trọng nhất giúp SMEs vững mạnh?

Nền kinh tế thị trường hiện nay luôn thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy sự đổi mới không ngừng, cập nhật liên tục của các SMEs là điều vô cùng quan trọng để giữ vững thị trường cũng như khách hàng. Tuy nhiên theo tôi, Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi giúp SMEs định hướng rõ ràng và đề ra chiến lược phát triển bền vững. Chúng ta không thể phủ nhận rằng yếu tố nhân sự sẽ quyết định sự thành – bại của một doanh nghiệp bởi hình ảnh, phong cách và giá trị của một công ty chủ quản sẽ phản ánh qua cách họ đào tạo nhân sự. Mỗi cá thể mang trong mình tính cách, lối sống, hoàn cảnh xã hội và nhận thức khác nhau, cách mỗi doanh nghiệp đào tạo, công nhận sự khác biệt đó và dung hòa, phát triển điểm mạnh, khắc phục điểm yếu tạo nên nét đặc trưng văn hóa của từng doanh nghiệp. Việc xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp tạo nên sợi dây kết nối giữa các cá nhân, hình thành một tập thể vững mạnh, tạo nên môi trường làm việc cởi mở, lành mạnh và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả cho tổ chức. Không một chủ doanh nghiệp nào muốn tạo ra một môi trường “quân đội” nơi phải áp dụng hàng loạt những bộ quy tắc khô khan, cứng nhắc và tự biến mình thành người khó tính khi luôn xét nét, thúc ép, kìm hãm nhân viên. Ngược lại, họ mong rằng có thể khiến mỗi cá nhân trở thành những đại sứ thương hiệu độc quyền và quảng bá bản sắc riêng của doanh nghiệp theo cách riêng. Thông qua những lời chia sẻ trên, tôi hi vọng rằng các SMEs có thể hiểu được tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp, bởi khi các bạn tạo ra một môi trường làm việc đủ hấp dẫn, các thành viên trong doanh nghiệp sẽ coi đây là điểm tựa tinh thần và sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

SMEs gặp những khó khăn như thế nào trong công cuộc xây dựng VHDN?

Văn hoá doanh nghiệp nghe thì tưởng chừng như khá dễ nhưng không ít các doanh nghiệp đã chật vật trong quá trình xây dựng, triển khai và loay hoay trong quá trình xây dựng nó. Họ thường tìm tới Thanhs với các câu hỏi như “Liệu các chủ doanh nghiệp đã biết cách xây dựng 1 nền văn hóa mạnh mẽ cho doanh nghiệp của mình?”, hay “Đã có mong muốn nhưng không đủ năng lực để triển khai vì còn phải bộn bề giữa các vấn đề khác của công ty?“.

Theo tôi thấy, thông thường có 2 khó khăn chính mà SMEs đều gặp phải khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Thứ nhất, Ban lãnh đạo chưa nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của Lãnh đạo và Văn hóa doanh nghiệp. Vai trò tiên quyết nhất trong quá trình xây dựng VHDN chính là ở nhà Lãnh đạo, như chúng ta vẫn thường nói “Lãnh đạo làm gương”. Mỗi doanh nghiệp đều có một nếp hành xử, cũng như những giá trị cốt lõi riêng mà mỗi nhân viên cần nghiêm chỉnh trong quản lý và thực hành công việc. Việc chưa thực sự hiểu rõ về giá trị của văn hóa doanh nghiệp sẽ khiến công ty không thể tạo được môi trường làm việc đủ hấp dẫn với nhân viên và tạo sự hứng thú với những ứng viên tiềm năng.

Thứ hai, SMEs đa phần không biết cách triển khai và duy trì bền vững văn hoá doanh nghiệp dù đã có kế hoạch trong tay. Văn hóa doanh nghiệp luôn cần sự vận động, linh hoạt phát triển theo xu hướng đi lên của công ty và việc triển khai và duy trì văn hóa cần linh hoạt và có sự điều chỉnh khi cần thiết.

Đào tạo, huấn luyện xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Đào tạo, huấn luyện xây dựng văn hoá doanh nghiệp

 Xây dựng và phát triển VHDN điều kiện cần và đủ như thế nào?

Như đã nhấn mạnh bên trên, Văn hoá chính là kim chỉ nam đối với mỗi thành công của mỗi doanh nghiệp. Nó thấm nhuần và lan tỏa trong mỗi suy nghĩ, hành vi và tình cảm của các thành viên với doanh nghiệp. Điều kiện đầu tiên và cần thiết nhất giúp doanh nghiệp nhanh chóng củng cố và phát huy VHDN đó là nhà lãnh đạo cần sớm ý thức về tính cấp thiết của quá trình xây dựng và chuyển đổi văn hoá tổ chức nhằm thích ứng với biến động của thế giới bên ngoài. Sứ mệnh, mục tiêu và nhiệm vụ của công ty cần phải thể hiện một cách phù hợp với triết lý và giá trị mà doanh nghiệp hướng tới. Những định hướng như vậy nếu không đáp ứng được yêu cầu thực tế, không rõ ràng sẽ khiến các thành viên trong doanh nghiệp mất phương hướng và bối rối. Không chỉ vậy, điều kiện đủ mà các doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua đó là thời gian thích hợp – khoảng 3 đến 5 năm. Cần có thời điểm thích hợp và đảm bảo cho việc thử nghiệm của các thành viên. Thực tế, đối với công ty Thanhs, chúng tôi hiện tại coi văn hoá không chỉ là phương tiện, mà là mục đích của hoạt động kinh doanh, là định hướng truyền thông thương hiệu nội bộ và bên ngoài.

 Lời khuyên đến SMEs muốn xây dựng VHDN?

Xây dựng và phát triển Văn hoá doanh nghiệp quả thực là một chặng đường dài, đặc biệt là SMEs đang trong quá trình phát triển, có hoặc đang xây dựng chiến lược kinh doanh nhưng nội tại công ty còn đang có vấn đề về nhân sự, cách thức vận hành và giao tiếp giữa các phòng ban với nhau. Để xây dựng VHDN tốt và hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với tinh thần sẵn sàng, kiên nhẫn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khảo sát Nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp đối với ban lãnh đạo, đánh giá hoạt động Văn hóa doanh nghiệp.

Bước 2: Tăng cường nhận thức, hiểu biết sâu về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp từ ban giám đốc, các cấp quản lý đến nhân viên trong công ty.

  • Thảo luận, lựa chọn giá trị cốt lõi
  • Định nghĩa chính xác các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
  • Xây dựng các hoạt động thể hiện các giá trị đó

Bước 3: Xây dựng kịch bản/lộ trình đào tạo Văn hóa doanh nghiệp.

Bước 4: Triển khai mẫu hoạt động Văn hóa doanh nghiệp.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ từ 6 tháng đến 1 năm và đánh giá theo mục tiêu hoạt động.

Bước 6: Hoàn thiện cẩm nang Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, các khung quy định, quy chế và chính sách hoạt động cũng như khung năng lực đánh giá nhân sự theo Quý, theo Năm. Thiết kế các ấn phẩm văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Tôi hiểu rằng khi các doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện các bước nêu trên sẽ gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên sau khi hoàn thành kết quả đem lại sẽ thay đổi hoàn toàn hình ảnh cũng như giá trị doanh nghiệp. Thấu hiểu nhân viên cũng chính là thấu hiểu doanh nghiệp, đây được coi là tài sản vô hình tạo tiền đề để SMEs Việt xây dựng mô hình phát triển bền vững, chuyên nghiệp và mang trong mình văn hoá doanh nghiệp vững mạnh!

 

Tham khảo bài viết tại link: Văn hóa doanh nghiệp – Cốt lõi phát triển doanh nghiệp (cafebiz.vn)

View (714)