THƯƠNG HIỆU KHỞI NGHIỆP – STARTUP BRANDING

Thứ Hai, 09/10/2023, 14:00
Thương hiệu khởi nghiệp, Startups Branding
Thương hiệu khởi nghiệp, Startups Branding

Bài học 20: CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU KHỞI NGHIỆP – STARTUP BRANDING vốn là một trong những giải pháp đề xuất của Thanhs dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, từ giai đoạn 2010.

Với các doanh nghiệp khởi nghiệp, startup,
nên tập trung vào những điểm cụ thể nào trong chiến lược thương hiệu? 
Câu hỏi này chuyên gia nhận được khá thường xuyên trong các sự kiện hoặc chương trình huấn luyện. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ cách thức xây dựng thương hiệu cho người khởi nghiệp.

Với các doanh nghiệp siêu nhỏ, khởi nghiệp, khi xây dựng chiến lược thương hiệu chỉ nên tập trung vào 3 vấn đề chính sau:

1. Khác biệt hoá bằng tấn công vào thị trường ngách

2. Thông điệp định vị cụ thể vào sản phẩm, khách hàng mục tiêu (nhóm nhỏ) và giá trị đem lại cho khách hàng.

3. Truyền thông dựa trên OwnMedia và Earned Media

Thương hiệu khởi nghiệp, Startup Branding
Thương hiệu khởi nghiệp, Startup Branding

1. Chiến lược thị trường ngách. Đây là một trong số 9 chiến lược khác biệt hoá thương hiệu phù hợp với DN SMEs do Thanhs tổng kết và phát triển.

Khi doanh nghiệp của bạn chỉ là một chú lính chì bé nhỏ, chưa có lợi thế cạnh tranh nào nổi trội, việc tìm ra một ngách, phân khúc thị trường mới mẻ, chưa có nhiều đối thủ lớn “dòm ngó” là một trong những tiêu chí đảm bảo cho sự thành công.

Một ngách thị trường tốt thường nảy ra trong tư duy của người khởi nghiệp khi tìm kiếm 1 sản phẩm dịch vụ mà không thể tìm thấy cái nào đáp ứng nhu cầu của chính bạn. Nếu bạn hỏi 10-15 người bạn có cùng sở thích khác, sẵn sàng mua sản phẩm đó (nếu có), tức là bạn đã tìm ra một ngách thị trường tốt.

Để đánh giá mức độ khả quan và dung lượng thị trường, cách tốt nhất là nên làm mẫu thử trên quy mô nhỏ chứ đừng vội vàng đặt hàng một số lượng hàng hoá lớn. Mặt khác, bạn cũng cần cân nhắc khả năng trở thành sản phẩm “hot”, khả năng “nóng lên” của thị trường này.

Đôi khi, 1 sản phẩm có vòng đời quá ngắn, chỉ bùng lên trong một thời gian, với một nhóm nhỏ khách hàng cùng sở thích, sau đó lại trôi ngay vào quá khứ. Đặc biệt lưu ý đối với sản phẩm ẩm thực. 

Vậy vì sao Trà Sữa xuất phát điểm là một dòng sản phẩm trong thị trường ngách (giới học sinh, sinh viên, người trẻ mới ra trường) nhưng lại có khả năng mở rộng sang rất nhiều phân khúc thị trường khác, có vòng đời khoảng 3-5 năm trong khi các món đồ uống vặt khác lại không thể bùng phát? Bài tiếp theo Vân sẽ phân tích kỹ về Case Trà sữa nhé.

Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh: Khác biệt hoá tập trung vào thị trường ngách thì khác với chiến lược Khác biệt hoá dựa trên sản phẩm. Tức là sản phẩm của bạn có thể không mới, nhưng vẫn tồn tại những thị trường hoàn toàn mới cho sản phẩm đó.

 

2. Định vị tập trung vào giá trị và lợi ích cho một nhóm khách hàng cụ thể

Rất nhiều doanh nghiệp chọn những câu thông điệp to tát, hay ho và nhiều cảm xúc. Tuy nhiên theo quan điểm tư vấn của Thanhs, đã nhỏ thì nên tập trung và thật sự cụ thể vào GIÁ TRỊ và LỢI ÍCH mình có thể mang lại cho 1 nhóm KHÁCH HÀNG CỤ THỂ. PDCA là Giải pháp Tự động hoá doanh nghiệp dành cho chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề. SaigonSmile Spa là Số 1 về giảm béo và chăm sóc da…. (Hiện nay 2 thương hiệu này đều đã ở quy mô lớn, dẫn đầu thị trường của họ).

Khi câu thông điệp định vị không rõ ràng, khách hàng, công chúng không thể hiểu doanh nghiệp Là Ai, mang lại giá trị và lợi ích gì cho khách hàng. Mà hoạt động truyền thông của DN thì kém hấp dẫn, kém cảm xúc với tần xuất thấp. Vậy thì đừng bao giờ chọn “Đi để trở về” hay “Pepsi muối”. Khách hàng mất quá nhiều thời gian để hiểu bạn và chắc chắn, họ sẽ bỏ sang với những thương hiệu dễ hiểu hơn.

Đào tạo và huấn luyện dành cho chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp trung. Thúc đẩy sự chuyển hoá lãnh đạo, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cấp trung.
Đào tạo và huấn luyện dành cho chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp trung. Thúc đẩy sự chuyển hoá lãnh đạo, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cấp trung.

3. Truyền thông trên tất cả các kênh mà bạn có thể tạo ra, mọi nơi, mọi lúc bằng thông điệp định vị (phía trên).

Hãy viết 1 đoạn văn thật ngắn mô tả rõ về Doanh nghiệp của bạn, liệt kê 3 LỢI ÍCH HẤP DẪN NHẤT mà bạn có thể đem lại cho khách hàng. Post nó ở mọi chỗ mà bạn có thể tạo ra. Đừng chỉ nghĩ đến kênh Online và Content. Hãy nghĩ đến cả offline lẫn hình ảnh. Một cái Bưu thiếp thay cho Name Card. Một poster thay cho 1 thư chào hàng… Hãy chuẩn bị sẵn sàng bản thông tin nho nhỏ này cho tất cả nhân viên của bạn rải ở mọi nơi mọi chỗ.

Một lưu ý khác trong truyền thông của DN nhỏ là bạn cần có kế hoạch ngắn gọn về tổng chi phí dự kiến dành cho hoạt động marketing dựa trên mức doanh thu kỳ vọng.

VD: Dự kiến doanh thu 2 tỷ thì truyền thông chiếm 10-25% tức là từ 200tr – 500tr. Từ đó phân bổ đủ cho các hoạt động dựa trên lộ trình thời gian theo tháng/ quý/ năm. Nếu tháng nào không đạt doanh thu thì tháng kế tiếp phải giảm trừ chi phí marketing.

Khá nhiều DN nhỏ vì không xây dựng kế hoạch, nên không có đồng nào chi cho marketing và truyền thông, dẫn đến kết quả là doanh thu cũng không thể đạt được. Ngược lại, nhiều anh chị em cứ đâm đầu bơm tiền QC mà phải một thời gian sau mới cay đắng: “không chi tiền là không có khách hàng, hoặc muốn bơm tiền mà FB nó không cắn tiền”.

 

Chương trình Cố vấn Đồng hành 360

Chương trình Thanhs – Cố vấn đồng hành 360 là một sáng kiến từ Chuyên gia Đặng Thanh Vân, chuyên gia tư vấn chiến lược dẫn đầu dành cho doanh nghiệp vừa và nhò, chủ tịch công ty CP Thương hiệu và quản trị Thanhs.

Thanhs không chỉ tổ chức các sự kiện đào tạo miễn phí định kỳ hàng tháng, mà còn mong muốn tạo lập năng lượng Chuyển hoá tích cực từ các nhà lãnh đạo, quản lý và các cá nhân làm kinh doanh.

Chương trình sẽ xây dựng 360 bài học nhỏ mỗi ngày. Các bài học có thể được trình bày dưới dạng nội dung chữ (content) hoặc video ngắn. Hệ thống bài học được giới thiệu trên Website công ty Thanhs dưới nhóm chủ đề CỐ VẤN ĐỒNG HÀNH 360 và trên các kênh truyền thông: Youtube, Facebook Fanpage và Group, Tiktok, Group Zalo Phát triển năng lực doanh nghiệp … Với Cố vấn đồng hành 360, Các nhà Quản lý, lãnh đạo có cơ hội học các bài học trong suốt 1 năm và có thể học lại trong các năm tiếp theo để tăng trưởng năng lực và đạt kết quả kinh doanh đột phá.

Nhận Email bài học và Tham gia cùng Thanhs 360 ngày Chuyển hoá Lãnh đạo tại đây: 

View (632)