TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH

Thứ Hai, 08/11/2021, 11:07

Trong môi trường kinh doanh, “chiến lược” và “kế hoạch” là hai cụm từ quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này. Người làm kinh doanh phải hiểu rõ cả chiến lược và kế hoạch để sử dụng chúng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.

1. Mô hình gốc của sự tăng trưởng và phát triển

Mô hình gốc của sự tăng trưởng bản chất là sứ mệnh, mục đích cốt tử thôi thúc các hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó mục tiêu, nguồn lực và năng lực xoay quanh vấn đề này. Mục tiêu phải được xây dựng rõ ràng, bám vào mục đích cốt tử, có thể đo lường được bằng con số cụ thể và có thể thực hiện được.

Hầu hết doanh nghiệp SME hiện nay có một vấn đề rất quan trọng là không chú trọng vào năng lực, doanh nghiệp chỉ muốn tuyển người có kinh nghiệm trong khi cung không đủ cầu, không thể tự nhiên có một nhân viên có năng lực. Điều này dẫn đến doanh nghiệp mãi trong một vòng luẩn quẩn thiếu nguồn lực, không có lợi thế cạnh tranh cũng như không thể tăng trưởng phát triển.

Quá trình chuyển từ nguồn lực thành năng lực mới là quá trình quản trị vận hành trong doanh nghiệp. Quá trình này bản chất là biến mọi nguồn lực đang có thành năng lực, doanh nghiệp có càng nhiều nhóm năng lực đủ mạnh thì doanh nghiệp càng có sức mạnh để đạt được mục tiêu. Nếu doanh nghiệp chỉ có nguồn lực thì không có khả năng đạt được mục tiêu. Cho nên việc quan trọng nhất của người chủ doanh nghiệp trong quá trình hoạch định và quản trị chiến lược chính là biến nguồn lực thành năng lực, từ năng lực thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp.

Toàn bộ quá trình triển khai kế hoạch chiến lược bản chất chính là quá trình biến đổi từ nguồn lực thành năng lực. Tức là chúng ta đặt ra các mục tiêu phù hợp với bối cảnh, dựa trên các nguồn lực sẵn có bên trong và bên ngoài đưa ra các phương án biến các nguồn lực đó trở thành năng lực.

2. Sự khác biệt giữa chiến lược và kế hoạch kinh doanh

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH KẾ HOẠCH KINH DOANH
Khái niệm Là định hướng dài hạn của một mô hình kinh doanh, thường tối thiểu 3 năm.

Nếu doanh nghiệp có 2 ngành kinh doanh hoàn toàn khác nhau thì có thể xây dựng 2 CLKD khác nhau.

Là các hoạt động triển khai có kế hoạch để thực thi CLKD trong ngắn hạn, nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn (của CLKD) và các mục tiêu ngắn hạn khác.
Tập trung phân tích Bối cảnh bên ngoài, đối thủ, thị trường vĩ mô, thị trường ngành -> Đưa ra các đề xuất và lựa chọn có tính chiến lược dài hạn. Hiện trạng DN, làm rõ các điểm mạnh điểm yếu, khai thác các định hướng CLKD đã xây dựng.
Lựa chọn Năng lực cốt lõi, lợi thế cạnh tranh, vị thế cạnh tranh, chiến lược khác biệt hóa, định vị thương hiệu DN. Khai thác lợi thế cạnh tranh, khác biệt hóa, năng lực cốt lõi -> Tập trung vào dòng sản phẩm và KH phù hợp.
Mục tiêu Mục tiêu tổng thể, dài hạn: 2-3 năm. Mục tiêu ngắn hạn: 1 năm, tháng, quý.
Cách thức xây dựng Nên xây dựng BSC cấp công ty hoặc các mục tiêu MBO.

Ưu tiên các mục tiêu định hướng.

Tập trung vào các mục tiêu trọng yếu (KEY) mang tính kết quả.
Lưu ý Phải có chiến lược phát triển năng lực tổ chức -> Tối đa hóa năng lực tổ chức. Bám sát mục tiêu phát triển tổ chức -> Lựa chọn mục tiêu phù hợp theo từng giai đoạn.
Đo lường Bộ chỉ số KP (Key Performent) và KR (Key Result) cấp công ty. Kế hoạch công việc chi tiết theo ngày/tháng, báo cáo đo lường KRIs và KPIs.
Trách nhiệm tổ chức xây dựng và triển khai Giám đốc kinh doanh miền/khu vực nến công ty có nhiều chi nhánh.

Giám đốc công ty (CEO).

Phối hợp: Trưởng phòng KD

Trưởng phòng KD.

Giám đốc nhãn hàng

Phối hợp: Trưởng nhóm KD, nhân viên KD.

Sự khác biệt giữa Chiến lược Kinh doanh và Kế hoạch Kinh doanhBSC bản chất là bộ mục tiêu có tính nhân quả, bao gồm 4 nội dung là 4 viễn cảnh, tầm nhìn: tài chính, khách hàng, quản trị vận hành, học hỏi phát triển. Trên thực tế doanh nghiệp nào cũng cần 4 nhóm mục tiêu này, nếu bạn muốn có doanh thu thì bạn phải làm hài lòng khách hàng, nếu bạn muốn làm hài lòng khách hàng thì bạn phải quản trị vận hành thật tốt và nếu bạn muốn quản trị vận hành thật tốt thì bạn phải đầu tư cho văn hóa và học hỏi phát triển. BSC là bộ mục tiêu có liên quan mật thiết với nhau, còn xây theo kiểu MBO là các mục tiêu đơn lẻ rời nhau như đầu tư vào thương hiệu, sản xuất, kinh doanh…

Lãnh đạo công ty cần đo lường và kiểm soát thông qua bộ chỉ số đo lường hiệu quả và hiệu suất. KR là chỉ số về doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng đơn hàng, … KP là chỉ số nhân viên đi học, nhân viên được đánh giá cao trong khóa học, nhân viên áp dụng được khóa học vào thực tiễn, số hoạt động về văn hóa doanh nghiệp trong năm, …

Có thể nói chiến lược và kế hoạch kinh doanh rất quan trọng và không thể thiếu giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Doanh nghiệp hiểu chính xác và đầy đủ vấn đề này góp phần tăng khả năng cạnh tranh để đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình.

View (3315)