Thanhs in InfoTV: Chiến lược Thương hiệu vùng miền

Thứ Năm, 01/08/2013, 12:02
ThS. Đặng Thanh Vân trả lời phỏng vấn InfoTV về chiến lược thương hiệu vùng miền
ThS. Đặng Thanh Vân trả lời phỏng vấn InfoTV về chiến lược thương hiệu vùng miền

 

Mới đây, kênh truyền hình INFOTV đã có bài phỏng vấn cá nhân ThS. Đặng Thanh Vân về vấn đề xây dựng chiến lược thương hiệu vùng miền, dưới đây là toàn văn bài phỏng vấn:

1.     Xin bà cho biết, việc xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp, vùng miền có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng thương hiệu quốc gia?

Nằm trong chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia, mới đây, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cũng đã tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2013, hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của Việt Nam, giúp cộng đồng doanh nghiệp xây dựng nền tảng thương hiệu sản phẩm nói riêng và thương hiệu ngành nói chung.

Ngày nay, chúng ta tiếp cận với rất nhiều thương hiệu vùng miền  đã nổi tiếng trên toàn thế giới, ví dụ rượu bordeaux (Vang Bordeaux là loại rượu vang pha trộn giữa các giống nho, vùng đất, từ sự đa dạng của đất và khí hậu. Sự pha trộn từ chuyên môn của các nhà sản xuất rượu Bordeaux đúc kết những hương vị tốt nhất, sự giàu có, hương vị và các món ngon của vùng khác nhau ); Thung lũng Silicon (Silicon ám chỉ đến độ tập trung cao độ của các ngành công nghiệp liên quan đến công nghệ bán dẫn và công nghệ vi tính trong vùng. thung lũng Santa Clara, cực Nam của vịnh San Francisco.) Hay như liên hoan phim Canes đã khiến cả thế giới biết đến vùng Cannes, một thị trấn nhỏ xinh đẹp phía Nam nước Pháp

Như vậy là, thương hiệu vùng, miền gắn liền với một, hoặc một số sản phẩm, dịch vụ đặc trưng đã tạo nên sự nổi tiếng và giá trị vượt trội cho chính các vùng địa lý đó.

Sự nổi tiếng của một vùng, miền khi đã vượt ra khỏi biên giới mối quốc gia, sẽ trở thành một tài sản vô giá cho quốc gia đó trong tâm trí cộng đồng thế giới. Tương tự, ở Việt Nam, với kỳ quan thiên nhiên đặc sắc, Vịnh Hạ Long đã trở thành một thương hiệu vùng, miền đẳng cấp thế giới. Nhờ có những thương hiệu như vậy mà VN được ghi danh vào bản đồ du lịch thế giới.

Vịnh Hạ Long - thương hiệu vùng miền đem lại giá trị vô giá cho Quảng Ninh và Việt Nam
Vịnh Hạ Long – thương hiệu vùng miền đem lại giá trị vô giá cho Quảng Ninh và Việt Nam

2.     Đối với các địa phương khi xây dựng thương hiệu vùng miền thì cần quan tâm đến những vấn đề gì thưa bà?

Bất kỳ thương hiệu nào, dù là thương hiệu quốc gia, vùng miền hay thương hiệu sản phẩm đều phải quan tâm đến nội dung trọng yếu là chiến lược Định vị (hay nói rõ ràng hơn là chiến lược khác biệt hóa); tiếp đó là chiến lược truyền thông thương hiệu.

Có một số cách để phát triển thương hiệu Vùng, miền là:

+ Tập trung vào “Đặc sản” địa phương hoặc ưu thế thiên nhiên để phát triển Thương hiệu vùng (Chè Thái Nguyên, mắm Phú Quốc, VỊnh Hạ Long, …)

Mắm Phú Quốc - một thương hiệu Vùng miền nổi tiếng nhưng thiếu chiến lược bài bản
Mắm Phú Quốc – một thương hiệu Vùng miền nổi tiếng nhưng thiếu chiến lược bài bản

+ Tập trung vào xây dựng hình ảnh chung cho vùng miền: là cách mà Đà Nẵng đã làm. Đưa toàn thành phố trở thành một “viên ngọc” với sự gọt rũa công phu trong tất cả các khâu, đặc biệt là ở hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách công.

Đây cũng là phương pháp đem lại thành công cho Quốc Đảo Singapore.

Đà Nẵng - Thương hiệu một thành phố Du lịch-MICE đã được Tái định vị khá thành công
Đà Nẵng – Thương hiệu một thành phố Du lịch-MICE đã được Tái định vị khá thành công
Đà Nẵng - Thương hiệu một thành phố Du lịch-MICE đã được Tái định vị khá thành công
Đà Nẵng – Thương hiệu một thành phố Du lịch-MICE đã được Tái định vị khá thành công

+ Tập trung vào xây dựng những sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Mỗi thành phố, vùng miền đều có thể tự xây dựng cho mình một hình ảnh hoàn toàn độc đáo, khác biệt thông qua hệ thống sản phẩm dịch vụ (của cả vùng miền hoặc của các doanh nghiệp trong đó). Các lễ hội Pháo hoa ở Đà Nẵng, hay lễ hội Hoa Đà Lạt là những ví dụ cụ thể cho quan điểm này.

Ngoài những sản phẩm định hướng thu hút du lịch, các vùng miền cũng nên định hướng vào các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng chất xám cao; chẳng hạn như ở thung lũng Silicon, nếu không phải là sự phát triển đột phá và tập trung đậm đặc của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ vi tính, bán dẫn… thì vùng đất đó vẫn mãi chỉ là một thung lũng hẻo lánh ở Nam San Francisco.

VD Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, với điều kiện địa lý khắc nghiệt, hoàn toàn không phù hợp để phát triển thương hiệu Du lịch, nhưng hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm nghiên cứu kỹ thuật cao theo mô hình Israel. Hay Hải Phòng có thể nổi tiếng ngang với Sysney nếu tập trung vào phát triển ngành công nghiệp giải trí hướng biển.

Sen, một hình tượng thương hiệu đặc trưng của Đất và Người xứ Nghệ
Sen, một hình tượng thương hiệu đặc trưng của Đất và Người xứ Nghệ

Với Hà Nội, thay vì một thủ đô hàng xén với từng mảng vụn ngành nghề và không có định hướng rõ rệt, tôi cho rằng chúng ta có thể tập trung xây dựng Hà Nội, cái nôi văn hóa của châu thổ đồng bằng Bắc Bộ với 4000 năm lịch sử thành một trung tâm bảo tồn, bảo tàng văn hóa của cả châu Á. Như vậy, các phương án phát triển theo đó có thể là: xây dựng các khu bảo tàng văn hóa Châu Á; các Festival về lịch sử, về các nền văn minh; các công viên lịch sử,… để thu hút khách du lịch Quốc tế và định hướng các nguồn vốn FDI.

 

Một điểm cần nhấn mạnh, thương hiệu vùng miền thường gắn liền với niềm tự hào, lòng tự tôn và rất nhiều giá trị văn hóa, vì thế cần đặc biệt lưu ý đến yếu tố tạo cảm xúc đem đến tình yêu thương hiệu.

Tình yêu thương hiệu, nấc thang cao nhất mà mọi thương hiệu đều mong đạt tới
Tình yêu thương hiệu, nấc thang cao nhất mà mọi thương hiệu đều mong đạt tới


3.     Còn với các doanh nghiệp, theo bà để xây dựng thương hiệu cho mình, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những yếu tố nào?

Tương tự, với các doanh nghiệp, quan trọng nhất cũng vẫn là chiến lược định vị thương hiệu. Ngoài các yếu tố thường dễ hình dung như phân khúc thị trường, thị phần, Doanh nghiệp sẽ cần đầu tư cho hình ảnh thương hiệu, tính cách thương hiệu, thông điệp thương hiệu…

Tuy nhiên, những phần nói trên chỉ có thể trở nên khác biệt, độc đáo và gợi cảm hứng khi nó được chuyển tải tinh tế thông qua sự đổi mới và sáng tạo trong quy trình sản xuất, kinh doanh. Trong thời đại ngày nay, Chỉ có liên tục Đổi mới và sáng tạo mới góp phần tạo ra những giá trị thặng dư hữu ích và đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Khác biệt hóa thương hiệu - quy trình của ThanhsBrand
Khác biệt hóa thương hiệu – quy trình của ThanhsBrand

4.     Hiện nay, nhà nước đang có những chính sách gì để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp, địa phương trong việc xây dựng thương hiệu?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trong hội thảo Xây dựng và phát triển thương hiệu vùng miền mới đây đã khẳng định việc phát triển thương hiệu tại Việt Nam đã có những chuyển biến đáng ghi nhận với sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ (thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam; qua chiến lược phát triển thương hiệu Viêt Nam với định hướng Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam… sự phối hợp của các Bộ ngành và chính quyền địa phương, doanh nghiệp). Đồng thời nhận được nhiều sự đồng thuận từ xã hội và các phương tiện truyền thông. Điều này đã góp phần tạo động lực thúc đẩy hơn nữa nhận thức của nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân về phát triển thương hiệu.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Tổng Thư ký Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu vùng miền được nhận thức là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia.
5.     Đầu tư xây dựng thương hiệu có ý nghĩa như thế nào trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và doanh nghiệp?

Việc phát triển thương hiệu vùng miền sẽ giúp cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm của địa phương, qua đó, giúp nâng cao mức sống của địa phương. Việc kết nối với các địa phương lân cận tạo nên sức mạnh của một vùng còn giúp thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại hàng hóa, du lịch, v.v….

Mặt khác. với bản sắc và định vị khác biệt, nếu được đầu tư bài bản, tập trung, tôi tin rằng các địa phương, vùng miền đều có cơ hội tiếp cận tốt với các nguồn đầu tư nước ngoài và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí công chúng không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn trong khu vực và thế giới.

View (1486)
Doan Duc Long
phải nói rằng bài viết rất chất lượng nhưng lại thiếu đi phần quan trọng của nó là những comment tại web (facebook sẽ bị chôi stt khó đọc lại).
Trả lời
admin
Cám ơn comment của bạn. Bạn có thể theo dõi các bài mới trên Note FB của chị Đặng THanh Vân nhé. link đây: https://www.facebook.com/Vantd.thanhs/notes
Trả lời