PDCA – GIẢI PHÓNG DOANH NGHIỆP BẰNG TỰ ĐỘNG HOÁ

Thứ Ba, 12/12/2017, 15:53

PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – hành động) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart – người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.

Nội dung của các giai đoạn của chu trình này có thể tóm tắt như sau:

Chu trình PDCA

Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Trên thực tế việc thực hiện chu trình PCDA phức tạp hơn nhiều so với tên của nó. Tuy nhiên, chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.


PDCA  – GIẢI PHÓNG DOANH NGHIỆP BẰNG TỰ ĐỘNG HOÁ

Sẽ là không ngoa khi nói rằng, PDCA là một trong số ít doanh nghiệp có bước phát triển “thần tốc” nhất Việt Nam trong vài năm qua. Với một doanh nghiệp đang phát triển trơn tru như vậy, Thanhs làm được gì cho họ?

Công ty TNHH Đào Tạo Tư Vấn PDCA là tổ chức đào tạo và tư vấn giúp giải phóng lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, đi lên từ nghề bằng giải pháp tự động hóa và các mô hình tăng trưởng bền vững. Cái tên PDCA lấy cảm hứng từ chu trình quản lý PDCA (Plan – Do – Check – Action).

Với tên gọi lấy cảm hứng từ một chu trình quản lý, PDCA hướng tới việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp hoạt động bài bản, phát triển, tự động. Giải pháp chính mà PDCA đưa đến là tự động hóa và quy trình hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời giải phóng lãnh đạo khỏi chính việc quản lý. Ước mơ lớn của PDCA là trở thành “cỗ máy sản xuất doanh nghiệp bài bản”.

Những người không biết ngọn ngành nếu chứng kiến số lượng khổng lồ học viên tại một lớp Giải phóng lãnh đạo, hay nghía qua một vài khẩu hiệu “đao to búa lớn” do công ty này đề ra có thể lầm tưởng rằng, PDCA “một bước lên mây”. Nhưng không phải  vậy.

Chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề

PDCA có thể nói là mô hình đầu tiên ở Việt Nam đào tạo theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”. Và cũng như một chân lý đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư vấn, đào tạo, linh hồn của PDCA nằm chủ yếu ở chuyên gia giảng dạy, CEO kiêm chuyên gia chính Hoàng Đình Trọng, người được cộng đồng doanh nhân ví von như vị “bác sĩ” trong giới doanh nghiệp.

PDCA không phải “đứa con” đầu tiên của vị doanh nhân trẻ nhưng đầy bản lĩnh này. Anh Hoàng Đình Trọng bắt đầu con đường khởi nghiệp từ khi còn đang ngồi trên ghế Đại học Thương mại, với Công ty điện lạnh TST, một dự án mà anh đã phải thắt lòng “đập đi xây lại” nhiều lần. Hơn nửa thập kỷ lăn lộn trên thương trường từ con số 0 là phép thử mà cũng là lò đào tạo mang tính đánh đổi để Hoàng Đình Trọng tích lũy cho mình những vốn kinh nghiệm xương máu, thực tế.

Ngày trước, anh từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn, và cũng có thể tạm coi đó là lời giải thích cho sự thành công của PDCA, rằng: “Nhiều CEO rất thích những gì mà tôi chia sẻ. Bởi những vấn đề mà họ gặp phải, từ chuyện gặp trục trặc với hóa đơn tài chính, hay lao động bỏ đi…, thì tôi đều cũng đã từng gặp phải và chân tình chia sẻ với họ, không phải bằng lý thuyết mà bằng những trải nghiệm thực tế”.

PDCA, dưới bàn tay dẫn dắt của Hoàng Đình Trọng đã và đang vận hành một cách bài bản như một cơ thể hoàn chỉnh qua tiến hóa tự nhiên. Sở dĩ ví đây như một cơ thể, chứ không phải một cỗ máy như cách nói thông thường, bởi mỗi nhân sự của PDCA làm việc với đầy sức sống và năng lượng. Thậm chí, quên cả thời gian (đã không ít lần những buổi tư vấn của chúng tôi kéo dài tới tận…8h tối).

Nói thế để thấy rằng, dưới vai trò CEO Hoàng Đình Trọng đã làm rất tốt vai trò truyền cảm hứng của mình, để đúng chất là người leader chứ không chỉ đơn thuần là lãnh đạo. Và tiếp tục, anh phát huy trọn vẹn tố chất ấy trong mỗi giờ giảng dạy. Ai đã tiếp xúc với Hoàng Đình Trọng rồi có thể nhận thấy rõ điều đó.

 

Tư vấn chiến lược thương hiệu, marketing và thiết kế nhận diện thương hiệu PDCA
Giải pháp Tư vấn chiến lược thương hiệu, marketing và thiết kế nhận diện thương hiệu PDCA

Tư vấn chiến lược thương hiệu, marketing và thiết kế nhận diện thương hiệu PDCA

 


Tư vấn và nhận lại

Gần nửa năm đồng hành với PDCA của Thanhs là cuộc hành trình tương hỗ giữa 2 bên mà ở đó, chúng tôi cũng nhận lại những bài học quý giá không kém so với những gì chúng tôi cung cấp cho PDCA.

PDCA tìm đến Thanhs với mong muốn xây dựng một chiến lược thương hiệu bài bản. Thời điểm làm thương hiệu tuyệt vời đối với một doanh nghiệp SMEs khi đã giải xong bài toán doanh số, lượng học viên ổn định ở các cơ sở từ bắc vào nam. Và sau nhiều tháng đồng hành, Thanhs đã xây dựng xong cho PDCA một bộ hoàn chỉnh từ chiến lược cạnh tranh, chiến lược khác biệt hóa đến chiến lược thương hiệu, marketing mix và hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

Giải pháp tư vấn chiến lược thương hiệu, marketing, thiết kế nhận diện thương hiệu cho PDCA được Thanhs triển khai vào tháng 11/2016 với đồng bộ hệ thống giải pháp:

– Tư vấn chiến lược cạnh tranh. Xác định năng lực cốt lõi.
– Tư vấn chiến lược khác biệt hoá
– Tư vấn chiến lược thương hiệu: Triết lý sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống giá trị cốt lõi, phong cách, tính cách thương hiệu.
– Tư vấn chiến lược sản phẩm, tư vấn chiến lược Marketing Mix, đặc biệt trọng tâm là chiến lược sản phẩm mới.
– Tư vấn chiến lược văn hoá thương hiệu
– Thiết kế đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu.

 

Quá trình làm việc với PDCA cũng giúp đội ngũ chuyên viên và trợ lý của Thanhs học hỏi được quy trình bài bản ở đây để tự nâng cao và hoàn thiện, gia tăng giá trị đưa đến cho khách hàng trong tương lai.

Kết thúc quá trình tư vấn, giải được một vài bài toán cho PDCA dẫu rằng doanh nghiệp vẫn còn những bài toán khác vẫn chưa giải xong, hy vọng Thanhs sẽ tiếp tục được chứng kiến những bước thay đổi tích cực của PDCA, cũng như tiếp tục được đồng hành với nhiều hơn nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới.

 

View (2066)