Những bài học dành cho chuỗi bán lẻ từ bộ phim Chef (2014)

Thứ Tư, 28/12/2016, 17:40

Sở hữu những khung hình đẹp long lanh về ẩm thực cùng dàn diễn viên nổi tiếng, thế nhưng với những người yêu điện ảnh, Chef (2014) lại là một bộ phim bình thường không có quá nhiều điểm nhấn. Tuy vậy, đó là dưới góc nhìn của điện ảnh, còn đối với quan điểm của người làm thương hiệu, bộ phim này lại ẩn chứa những bài học khá quý giá mà đạo diễn đã gửi gắm một cách vô cùng tinh tế trong những chi tiết xuyên suốt của bộ phim.

1. Mạng xã hội – Cánh cửa thần kì mở ra thành công

Twitter, twitter và twitter….. Đây là chi tiết khán giả được nhìn thấy nhiều nhất khi xem phim. Có thể nói câu chuyện về chiếc xe tải bán đồ ăn của Carl Casper, anh chàng đầu bếp trong phim đã chẳng thể nào thành công rực rỡ và biến thành một hiện tượng của nước Mỹ nếu như thiếu đi công sức cập nhật trên mạng xã hội của cậu con trai của mình. Nhờ những tấm ảnh, hastag cùng những trạng thái cập nhật hành trình chuyến xe, cậu con trai Jon đã vô tình tạo ra một chiến dịch Marketing  trực tuyến vô cùng mạnh mẽ, có thể tương tác với những người theo dõi 24/7 và đó chính là lý do khiến cho ở bất cứ đâu chiếc xe của Carl tới cũng đều có những hàng người đông đúc đón chờ chỉ để mua đồ ăn của anh.

truyen-thong-phim-chef-2

Quay trở lại thực tế, khi mà trong những năm gần đây, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong những chiến dịch marketing của các thương hiệu nhờ khả năng lan truyền cũng như tương tác đa chiều với khách hàng.  Với những lợi ích to lớn như vậy, nhãn hàng nào có thể tận dụng được mạng xã hội một cách tốt nhất cũng đồng nghĩa với việc thành công lôi kéo người tiêu dùng sử dụng hàng hóa của mình. Một ví dụ nổi trội nhất trong thời gian gần đây đó chính là Điện Máy Xanh, TVC được ra mắt từ đầu tháng 11, với hình ảnh vui nhộn, giai điệu nhạc bắt tai, quảng cáo này đã được nhiều người biết đến nhưng việc bùng nổ và trở thành một trào lưu trên social media thực sự là một thành công ngoài mong đợi. Theo Buzzmetric, đã có hơn 400 nghìn bài viết thảo luận về đoạn TVC này trên mạng xã hội và biến Điện máy xanh trở thành siêu thị điện máy có thị phần lớn nhất trên social media, vượt qua những thương hiệu lớn khác như Nguyễn Kim, Trần Anh…

→ Với những nhãn hàng nói chung và thương hiệu bán lẻ nói riêng, việc tận dụng triệt để mạng xã hội đồng nghĩa với việc tự mở ra cánh cổng để giới thiệu bản thân mình với người tiêu dùng cũng như cho họ cơ hội để thấu hiểu cũng như đồng hành cùng nhãn hàng hơn.

2. Luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho hàng hóa

Có một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng đáng giá trong bộ phim, đó là lúc cậu con trai Jon làm hỏng phần thức ăn nhưng vẫn đưa ra phục vụ khách hàng bởi cậu cho rằng : “Những vị khách kia không phải trả tiền cho món ăn này nên nó không cần thiết phải hoàn hảo”. Tất nhiên, hành động đó đã bị bố cậu, đầu bếp Carl Casper trách phạt cũng như bắt cậu phải ghi nhớ trong lòng : “Dù bất kì đối tượng phục vụ là ai, chất lượng của sản phẩm luôn là thứ phải được đảm bảo”.chef

Đây chính là một bài học quý giá dành cho bất kì thương hiệu bán lẻ nào bởi người tiêu dùng chỉ thực sự muốn gắn bó với thương hiệu nếu như sản phẩm họ mua đều được đảm bảo với chất lượng tối ưu nhất. Bỏ qua mọi TVC hào nhoáng hay những chiến dịch Marketing rầm rộ, giá trị cốt lõi của những thương hiệu bán lẻ vẫn là những sản phẩm và  đó cũng chính là yếu tố tiên quyết khiến khách hàng có quyết định gắn bó với thương hiệu của bạn hay không.

→ Luôn luôn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất, đó chính là thứ giá trị cốt lõi mà bất cứ thương hiệu bán lẻ nào cũng phải đảm bảo được.

3. Thái độ phục vụ chuyên nghiệp

Có thể nói yếu tố thành công của anh chàng đầu bếp Carl Casper nằm ở tay nghề nấu nướng, cái tâm làm nghề cũng như sự trợ giúp đắc lực của mạng xã hội. Thế nhưng, nếu thiếu đi một thái độ phục vụ chuẩn mực cùng nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi thì có lẽ chiếc xe bán đồ ăn lưu động của anh cũng chẳng thể nào nhận được sự chào đón và yêu mến nồng hậu đến như vậy.

chef-film-images-8ecaca4a-44b7-4edc-aa11-16b013d14d8

Thái độ phục vụ luôn là thứ quan trọng hàng đầu của mọi thương hiệu bán lẻ bởi đó chính là cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng, những người tiêu dùng sản phẩm của mình. Có một thực trạng đáng buồn là ở miền Bắc, dường như khách hàng luôn phải than phiền bởi thái độ phục vụ không đúng mực của nhân viên khiến cho trải nghiệm của họ với thương hiệu trở nên không m ấy tốt đẹp. Đó là một vấn đề vô cùng nguy hiểm mà các nhà bán lẻ miền Bắc cần phải lưu tâm cũng như tìm ra cách khắc phục bởi dù sản phẩm của bạn tốt đến thế nào nhưng khách hàng không có ấn tượng tốt với thương hiệu thì mọi thứ cũng trở nên vô nghĩa.

→ Hãy đào tạo nhân viên để giữ thái độ phục vụ chuyên nghiệp, đó chính là cách thương hiệu của bạn thể hiện sự quan tâm, chu đáo đến với khách hàng của chính mình.

View (1952)