MÔ HÌNH BÁNH XE TÁI CẤU TRÚC

Thứ Hai, 28/10/2019, 15:26

Mô hình Bánh xe Tái cấu trúc - Thanhs

Mô hình Bánh xe Tái cấu trúc – Thanhs

Thông tin chi tiết về mô hình, bộ chỉ số đo lường sẽ được công ty Thanhs công bố trong sự kiện TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP tháng 11/2019.

Trong hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia của Thanhs nhận thấy các chủ doanh nghiệp luôn trăn trở đối với những câu hỏi:
– Tái cấu trúc, nghe rất nóng và có vẻ hay; thậm chí còn có thể được coi là “Giải pháp sống còn”; nhưng bắt đầu từ đâu?
– Liệu tái cấu trúc có đem đến sự đổ vỡ không?
– Liệu nhân sự có sẵn sàng chấp nhận thay đổi không?
– Liệu công ty có sẵn nguồn lực tài chính không?
– Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức có đi kèm với thay đổi chiến lược không?
– Tái cấu trúc có phải là thay đổi cấu trúc vốn?
– …

VẬY TÁI CẤU TRÚC LÀ GÌ?

Tái cấu trúc là thuật ngữ quản trị doanh nghiệp mô tả hoạt động tổ chức và kiến trúc lại các cơ cấu pháp lý, quyền sở hữu, chiến lược, nhân sự hoặc các cấu trúc khác của một doanh nghiệp dựa trên kết cấu cũ, nhằm tạo ra sức hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp.

Tái cấu trúc hiệu quả sẽ đem lại sự tăng trưởng bền vững và đột phá cho doanh nghiệp bởi nó không chỉ tạo ra sự thay đổi về cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức hay nhân sự đơn lẻ; mà là cả một chiến lược đổi mới mang tính tổng thể giúp doanh nghiệp thích ứng với thời đại và vận hội mới.

Tái cấu trúc sẽ nên được thực hiện khi mô hình kinh doanh của các công ty đã thay đổi do các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài và cần phải thích nghi để tồn tại và phát triển.

KHI NÀO CẦN TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP?

Hoạt động kinh doanh đình trệ không xuất phát từ các thách thức của môi trường bên ngoài mà đến từ nội bộ tổ chức
– “Trên bảo dưới không nghe” hoặc mất tín hiệu thông tin thông suốt trong nội bộ tổ chức. Dẫn đến sếp là người nhận được thông tin cuối cùng nhưng theo hướng “ôm hậu quả để giải quyết”.
– Chảy máu chất xám doanh nghiệp, người tài, nhân sự cấp trung, cấp cao liên tục nghỉ việc không rõ nguyên nhân
– Trong cuộc họp chỉ duy nhất có 1 mình Sếp Tổng nói. Trong khi Sếp luôn nhận thấy nhân viên không làm đúng được theo ý mình; thiêú năng lực thực thi.
– Các phòng ban bộ phận không phối hợp với nhau, đổ lỗi cho nhau hoặc từ chối thực thi nhiệm vụ với câu nói muôn thủa “không phải việc của tôi”.
– Chỉ đạo của Sếp bị rơi vào vòng im lặng, không được các bộ phận chuyên trách triển khai, báo cáo hoặc đề xuất giải pháp.

Những dấu hiệu thường gặp cho thấy đã đến lúc một doanh nghiệp cần tái cấu trúc có thể chia thành 4 nhóm chính:
– Nhóm bề mặt gồm những biểu hiện rất dễ thấy, như doanh số giảm, thị phần thu hẹp, thất thoát tài sản, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh, mất kiểm soát nhiều mặt…
– Nhóm cận mặt gồm những biểu hiện liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh, như sự phối hợp kém giữa các bộ phận, chính sách kinh doanh không rõ ràng, chất lượng sản phẩm không ổn định, các hoạt động tiếp thị, bán hàng kém hiệu quả; khách hàng khiếu nại nhiều hoặc không thấy có khiếu nại gì, nhưng cứ lần lượt bỏ đi; công nợ nhiều, tồn kho cao…
– Nhóm lớp giữa gồm những biểu hiện không liên quan trực tiếp, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh như cán bộ, nhân viên (kể cả nhân viên văn phòng) làm việc không có mục tiêu rõ ràng; cấp quản lý bị cuốn vào giải quyết sự vụ, lặt vặt; quản lý cấp cao thụ động, nhân sự thay đổi liên tục hay “ổn định” theo kiểu chỉ toàn người cũ; cơ chế phân quyền kém, mọi việc đều do ông chủ quyết định…
– Nhóm lớp sâu gồm những “triệu chứng” rất khó phát hiện vì chỉ nằm ở tầng cao, không thấy dính dáng mấy đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Đó là sự thiếu vắng các cuộc họp cấp cao bàn về quản trị chiến lược; doanh nghiệp không có triết lý kinh doanh, không xây dựng và truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp không quan tâm đến mục tiêu dài hạn và định hướng phát triển lâu dài mà chỉ nhìn vào những mục tiêu ngắn hạn; các hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu đi theo kiểu làm ăn chụp giật; chỉ có chiến thuật, tác nghiệp mà không hề có chiến lược…

—-
Theo quan điểm chiến lược của Thanhs, một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện sẽ cần thực thi toàn diện 6 nội dung:
1. Lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp
2. Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh
3. Tổ chức, cơ cấu, hệ thống vận hành
4. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
5. Thương hiệu và Marketing
6. Tài chính và cơ cấu vốn chủ

Trong đó, theo mô hình này, doanh nghiệp muốn đạt được thành công thực sự thông qua tái cấu trúc cần thực thi theo lộ trình từ 1-4. Hoạt động 5 và 6 có thể thực thi song song, đồng thời với các cấu phần khác tuỳ thuộc hiện trạng bối cảnh từng doanh nghiệp.

View (3038)