CHUYỂN ĐỔI SỐ GẮN LIỀN VỚI CÂU CHUYỆN TÁI CẤU TRÚC (P2)

Thứ Hai, 01/06/2020, 15:21

TOÀN DIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC – MÔ HÌNH BÁNH ĐÀ TÁI CẤU TRÚC TOÀN DIỆN THEO QUAN ĐIỂM CỦA THANHS

Lãnh đạo và văn hóa tổ chức

Việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp không phải thay đổi toàn bộ văn hóa đã có, mà nên tập trung vào việc làm văn hóa trở lên đặc trưng, tốt đẹp hơn. Việc xây dựng văn hóa tất nhiên phải dựa trên quyết tâm của chủ doanh nghiệp, tuy nhiên khi bắt đầu nên đặc biệt quan tâm đến nhóm lãnh đạo cấp trung, đảm bảo họ thấm nhuần, vì đây là bộ phận có ảnh hưởng rõ rệt đến nhân viên phía dưới. Và khi họ hiểu rõ cách thức để đạt được mục tiêu, cách thức tương tác với người lao động, mối quan hệ tương tác giữa sếp và nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên, các bộ phận với nhau, mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

Bà Vân khẳng định Thay đổi tư duy lãnh đạo và văn hóa tổ chức = Thay đổi mọi thứ

Xây dựng chiến lược

Tất nhiên bất kì bước phát triển mới nào cũng phải có con đường rõ ràng. Trong nội dung này bà Đặng Thanh Vân khuyên các công ty nên xây dựng BSC để có thể dễ dàng kiểm soát mục tiêu và cụ thể hóa các hoạt động theo mục tiêu.

Cấu trúc và hệ thống vận hành

Cấu trúc có thể không thay đổi nhưng mà phải làm rõ dòng chảy công việc, hệ thống trong doanh nghiệp, quy trình, các hoạt động phối hợp. Khi xây dựng được cấu trúc và hệ thống vững, có thể thực hiện lại bước 1 điều chỉnh lại mối quan hệ, thực hiện khảo sát sẽ thấy rõ sự tác động làm thay đổi sự hài lòng và hoạt động hiệu quả.

Phát triển nguồn nhân lực

Bộ phận nhân sự trước đây chỉ tập trung các công việc liên quan đến tuyển dụng và quản lý người lao động, tuy nhiên hiện nay xu hướng quan trọng là có thể phát triển nguồn nhân lực thông qua xây dựng rõ mục tiêu và lộ trình phát triển của nhân sự.

Bà Vân khẳng định sự thay đổi về mặt chiến lược thì thay đổi nguồn nhân lực, chiến lược mới phải là con người tư duy mới. Để làm được việc này, việc cần thiết là phải xây dựng bản đồ năng lực, lộ trình công danh để người lao động xác định rõ phương hướng và muốn gắn bó với công ty.

Các hoạt động Thương hiệu, Marketing, Tài chính và Tái cơ cấu vốn chủ

Tất nhiên để bất kì hoạt động kinh doanh nào phát triển, việc phát triển thương hiệu marketing để tiếp cận khách hàng và chuẩn bị đủ nguồn lực tài chính là điều quan trọng. Các doanh nghiệp đều nên nghĩ đến những vấn đề này khi thực hiện quá trình TCT của mình.

Đi kèm với mô hình BÁNH ĐÀ TÁI CẤU TRÚC, Thanhs cũng cung cấp bộ công cụ khám bệnh doanh nghiệp làm rõ các thước đo của từng yếu tố, được thực hiện bằng 1 loạt câu hỏi, cùng đánh trọng số mức độ quan trọng giúp đánh giá toàn diện các vấn đế trong doanh nghiệp; giúp ban lãnh đạo và cổ đông nhìn nhận điểm mạnh điểm yếu và những điều gì cần khắc phục trong công ty mình. (Tham khảo chi tiết tại website của Thanhs)

TÁI CẤU TRÚC THEO HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ

Theo quan điểm của Thanhs, tái cấu trúc theo định hướng chuyển đổi số chính là thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp theo mô hình số hóa.

Lời khuyên của bà tương tự như tái cấu trúc, là có thể chuyển đổi từng phần, đặc biệt với bộ phận Sale và Marketing là những bộ phận phục vụ cho tăng trưởng kết quả kinh doanh, đồng thời chịu nhiều sức ép của thay đổi công nghệ và hành vi khách hàng.

Ngoài ra bà cũng gợi ý thêm, hiện nay trên thị trường hầu hết đã có những phần mềm giúp số hóa mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Ví dụ như phần mềm eBSC, có thể số hóa BSC và giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý những mục tiêu quan trọng và phân bổ chúng.

Kết thúc phần trao đổi của mình, bà Vân tóm gọn lại 4 nội dung chính cần nhớ:

Đọc tiếp: CHUYỂN ĐỔI SỐ GẮN LIỀN VỚI CÂU CHUYỆN TÁI CẤU TRÚC (P3)

 

 

 

View (1370)