ĐỔI MỚI – TÁI TẠO CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU ĐỂ ĐỘT PHÁ KINH DOANH

Thứ Tư, 09/08/2023, 15:00

Tái tạo chiến lược thương hiệu để đột phá kinh doanh không chỉ dừng ở việc thay đổi logo, bộ nhận diện…mà còn là ở kế hoạch phát triển thương hiệu linh hoạt. Để thiết kế một chiến lược có tính đổi mới phù hợp với thời đại, chuyên gia Đặng Thanh Vân đã trực tiếp giảng dạy cho các doanh nghiệp tại Hội thảo Đào tạo: “QUẢN TRỊ TỔ CHỨC – TÁI TẠO ĐỂ BỨT PHÁ” về đổi mới và tái tạo chiến lược thương hiệu kinh doanh.

Thương hiệu luôn là câu chuyện mà SMEs hiện nay ngày càng chú ý nhiều hơn. Một sản phẩm tốt, một chiến lược kinh doanh hiệu quả không thể vắng bóng chiến lược thương hiệu. Trong bối cảnh thay đổi về kinh tế – xã hội – con người, Chiến lược thương hiệu cũng cần có sự đổi mới để đáp ứng được thời đại, giúp doanh nghiệp luôn nắm vững vị thế của mình.

Tại Hội thảo Đào tạo lần này, chuyên gia Đặng Thanh Vân – Chủ tịch HĐQT Công ty Thanhs, Chuyên gia Tư vấn Chiến lược thương hiệu, Chiến lược Doanh nghiệp đã mang đến bài giảng Đổi mới và Tái tạo chiến lược thương hiệu để đột phá kinh doanh. Đây là bài giảng của chuyên gia với 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn xây dựng thương hiệu, Nhân hiệu Lãnh đạo, chiến lược Kinh doanh và Văn hoá DN cho SMEs Việt. Tham gia tư vấn, cố vấn, huấn luyện cho hàng chục ngàn DN và Doanh nhân cả nước như Saigon Smile Spa, GenViet, Gumac, Bảo Tín Mạnh Hải, Expertrans, Zinca…

Chiến lược thương hiệu đột phá Kinh doanh. Mô hình chiến lược do chuyên gia Đặng Thanh Vân xây dựng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tốc thực thi chiến lược, tối ưu chi phí
Chiến lược thương hiệu đột phá Kinh doanh. Mô hình chiến lược do chuyên gia Đặng Thanh Vân xây dựng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tốc thực thi chiến lược, tối ưu chi phí

Chuyên gia Đặng Thanh Vân đã giúp các học viên lĩnh hội được giá trị cốt lõi khi muốn tái tạo chiến lược xây dựng thương hiệu để đột phá kinh doanh. Bài giảng tập trung vào tư duy đổi mới mô hình chiến lược, hành trình thay đổi nhận thức của khách hàng. Bên cạnh đó, thảo luận nhóm là phần hoạt động giúp chuyên gia trực tiếp đồng hành cùng doanh nghiệp thảo luận và đưa ra giải pháp cho thương hiệu.

  • MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU STP

STP (viết tắt của Segmentation, Targeting và Positioning) là mô hình xây dựng thương hiệu thuộc lộ trình Khoá huấn luyện xây dựng thương hiệu B4S được chuyên gia Đặng Thanh Vân dày công xây dựng, nay đã được trực tiếp chia sẻ trong buổi hội thảo đào tạo. STP bao gồm ba phần: (Segmentation) phân khúc thị trường, (Targeting) xác định công chúng – khách hàng mục tiêu và (Positioning) định vị thương hiệu.

Về phân khúc thị trường:

Đây là giai đoạn đầu tiên khi triển khai đổi mới chiến lược kinh doanh bằng cách tiến hành nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu hay khảo sát có thể dựa trên nhiều tiêu chí như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, tầng lớp xã hội, khoa học hành vi, nhu cầu,… từ đó phục vụ cho việc xác định phân khúc thị trường và ngách công chúng. Sau khi hoàn tất nghiên cứu thị trường, thương hiệu cần xác định lại sản phẩm kinh doanh để đánh vào phân khúc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. 

Thị trường hiện nay rất đa dạng với nhiều loại công chúng – khách hàng khác nhau và thực tế thì SMEs Việt lại đang không thể thỏa mãn mọi nhu cầu của mọi đối tượng do nguồn lực còn nhiều hạn chế. Nhìn thấy được tình hình như vậy, các công ty cần xác định thị trường nào có khả năng sinh lời cao và phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất có thể. Mục đích của việc này là xác định các đặc điểm cụ thể và xu hướng thị trường để nhận diện thương hiệu hiệu quả và tạo lợi thế kinh doanh.

Về xác định nhóm công chúng mục tiêu:

Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường hay đối thủ cạnh tranh là chưa đủ, một chiến lược thương hiệu tốt phải là một chiến lược xác định rõ nhóm công chúng mục tiêu của mình. Đây là hoạt động xác định phân khúc nhóm khách hàng mục tiêu dựa trên quy mô, năng lực, nhu cầu và giá trị của đề xuất. Việc xác định đúng nhóm công chúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược Marcom phù hợp cho sản phẩm, hiệu quả kinh doanh cũng tốt hơn.

Nếu các tập đoàn lớn đầu tư mạnh vào thị trường đại chúng, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chưa có nguồn tài chính tốt, thì việc áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu hướng đến nhóm đối tượng mục tiêu là một cách hiệu quả để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng. Đây là phương pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp mang lại hiệu quả kinh doanh đột phá và hình ảnh thương hiệu càng nhận diện rõ hơn trong tâm trí khách hàng.

Học viên tham gia thảo luận tại sự kiện đào tạo chủ đề Chiến lược thương hiệu đột phá Kinh doanh. Mô hình chiến lược do chuyên gia Đặng Thanh Vân xây dựng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tốc thực thi chiến lược, tối ưu chi phí
Học viên tham gia thảo luận tại sự kiện đào tạo chủ đề Chiến lược thương hiệu đột phá Kinh doanh. Mô hình chiến lược do chuyên gia Đặng Thanh Vân xây dựng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tốc thực thi chiến lược, tối ưu chi phí

Về định vị thương hiệu: 

Khi đã quyết định chinh phục thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm dựa trên sự khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Cách thức chinh phục chính là định vị thương hiệu trong nhận thức và hành vi của khách hàng mục tiêu. Bởi chỉ khi định vị được thương hiệu của sản phẩm trên thị trường thì mới có thể làm công chúng biết đến và sử dụng sản phẩm.

Tuy nhiên hành trình khiến cho khách hàng lựa chọn mua và tin yêu sản phẩm của doanh nghiệp thay vì sản phẩm của các đối thủ khác là một hành trình không hề dễ dàng nếu thương hiệu thiếu USP. Doanh nghiệp cần thể hiện trước đối tượng mục tiêu để họ thấy được USP của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Từ đây, định vị thương hiệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm sản phẩm/ sử dụng dịch vụ của khách hàng.

SMEs có thể tạo ra một thông điệp thương hiệu sắc nét và độc đáo, nhằm tạo sự nhận diện và gắn kết với đối tượng mục tiêu. Thông điệp này nên phản ánh giá trị và lợi ích mà SMEs mang lại cho khách hàng, cũng như tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, SMEs có thể sử dụng các kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Một điều cần lưu ý cho các SMEs chính là cần liên tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của Chiến lược thương hiệu đột phá Kinh doanh sau khi đổi mới nhằm cải thiện chiến lược của mình để đạt được kết quả tốt hơn. 

  • HÀNH TRÌNH THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA CÔNG CHÚNG VỀ THƯƠNG HIỆU

Nhận thức thương hiệu là việc người công chúng từ lúc mới biết đến thương hiệu. Đây là điểm khởi đầu cho mối quan hệ giữa thương hiệu doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Để giúp quá trình tái tạo Chiến lược thương hiệu đột phá Kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần thực hiện hành trình biến nhận thức thương hiệu chuyển hoá thành hành vi mua hàng.

Để thiết kế hành trình đổi mới “From ZERO to HERO” cho một thương hiệu kinh doanh, bản thân các nhân viên và ban lãnh đạo cần hiểu rõ về hành trình nhận thức của khách hàng mục tiêu. Với mỗi giai đoạn, người thực hiện chiến lược cần triển khai Marcom theo cách khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng Phễu truyền thông và tương tác nhằm giúp thay đổi nhận biết của công chúng, sử dụng sự thâm nhập và gia tăng lòng trung thành khiến công chúng tin tưởng cho đến yêu thương hiệu. 

Ví dụ như sử dụng Phễu truyền thông và tương tác có thể giúp thay đổi nhận biết của công chúng và nâng cao nhận thức thương hiệu. Khi thu hút sự chú ý của khách hàng bằng trải nghiệm tích cực, thương hiệu có thể thôi thúc khách hàng tìm kiếm thêm thông tin. Khi khách hàng bắt đầu tìm kiếm thông tin, họ sẽ cân nhắc mua hàng và ý định mua của họ sẽ tăng lên dựa trên sự tin tưởng từ những thông tin đã tìm hiểu. Những khách hàng cảm thấy bị thu hút nhiều hơn dựa trên thông tin bổ sung sẽ chuyển sang giai đoạn chuyển đổi và tìm cách mua hàng. Sau khi được trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm thương hiệu cùng các giá trị mà thương hiệu truyền tải sẽ khiến khách hàng yêu/ tôn thờ thương hiệu của mình.

Hành trình thay đổi nhận thức không phải chuyện có thể hoàn thành trong vài ngày mà là chuyện của sự nỗ lực của doanh nghiệp trong tái tạo chiến lược thương hiệu phù hợp. Vậy nên sự đổi mới trong chiến lược thương hiệu trở thành điều rất cần thiết, nhất là khi tình hình kinh tế xã hội luôn biến chuyển. 

Thông qua các mô hình chiến lược thương hiệu cụ thể và đề xuất xây dựng hành trình thay đổi nhận thức khách hàng, chuyên gia Đặng Thanh Vân đã giúp học viên nâng cao kỹ năng tái tạo chiến lược. Hội thảo Đào tạo: “QUẢN TRỊ TỔ CHỨC – TÁI TẠO ĐỂ BỨT PHÁ”  đã thành công giúp các doanh nghiệp có câu trả lời rõ ràng về cách thức triển khai chiến lược thương hiệu kinh doanh đột phá.

Chiến lược tăng tốc kinh doanh, cuốn sách nền tảng của mô hình Chiến lược thương hiệu đột phá Kinh doanh. Mô hình chiến lược do chuyên gia Đặng Thanh Vân xây dựng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tốc thực thi chiến lược, tối ưu chi phí
Chiến lược tăng tốc kinh doanh, cuốn sách nền tảng của mô hình Chiến lược thương hiệu đột phá Kinh doanh. Mô hình chiến lược do chuyên gia Đặng Thanh Vân xây dựng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tốc thực thi chiến lược, tối ưu chi phí

____________________________

Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs
Toàn tâm vì sự cất cánh thương hiệu Việt – 23 năm tư vấn Đồng hành.
www.thanhs.com.vn
Hotline: 093 622 6284 – 093 797 1688

#catcanhthuonghieu #DotphaKinhdoanh #ThuhutNhantai #LanhdaoChuyenhoa

View (720)