Báo cáo Khảo sát về Lãnh đạo và QT Nguồn Nhân lực

Thứ Sáu, 18/10/2019, 14:11

Báo cáo khảo sát về Lãnh đạo và Quản trị nguồn nhân lực được Ban dự án của Thanhs thực hiện tháng 10/2018 với số mẫu 200 người tham gia khảo sát, 51 % đối tượng khảo sát là Lãnh đạo DN và 49 % đối tượng khảo sát là Trưởng phòng & nhân viên.

Kết quả khảo sát cho thấy có sự dịch chuyển trong quan điểm về lãnh đạo, các tố chất một nhà lãnh đạo cần có hiện nay so với quá khứ 10 năm trước. Ở thời điểm hiện tại, 5 tố chất được đánh giá cao của nhà lãnh đạo là 
1. Tầm nhìn xa – 83,5%
2. Quyết đoán – 61,4%
3. Tư duy đổi mới sáng tạo – 52%
4. Có đạo đức – 51,2%
5. Gắn kết mọi người để làm việc nhóm – 49,6%

Kỹ năng lãnh đạo thực chất là nói về khả năng vận dụng những kiến thức về lãnh đạo để vận dụng vào thực tế để đạt được hiệu quả lãnh đạo cao nhất. Cần vận dụng kỹ năng lãnh đạo một cách sáng tạo và nhạy bén để tránh lối tư duy áp dụng máy móc. Vì trên thực tế có rất nhiều tình huống xảy ra bất ngờ so với những kiến thức người lãnh đạo biết. Bởi vậy cũng cần sử dụng kỹ năng lãnh đạo một cách linh hoạt hơn. (ý kiến đánh giá của nhà lãnh đạo tham gia khảo sát)


Về vấn đề quản trị nhân sự; hơn 50% doanh nghiệp đang đối mặt với “khá nhiều vấn đề về nhân sự” và chỉ có 2,4% doanh nghiệp “hoàn toàn không gặp phải vấn đề về nhân sự”.

Báo cáo cũng chỉ ra các vấn đề cụ thể trong công tác quản trị nhân sự mà doanh nghiệp đang gặp phải là:
1. Khó tuyển dụng, thiếu nhân sự, không tuyển được nhân sự phù hợp 2. Nhân sự thiếu gắn kết, xảy ra xung đột
3. Thiếu động lực
4. Chảy máu chất xám
5. Đào tạo nhưng không có kết quả
6. Nhân sự yếu kém, thiếu tự chủ, khả năng học hỏi phát triển kém
7. Không có hệ thống đánh giá nhân sự
8. Làm sao để phát triển đội ngũ?
9. Truyền thông nội bộ yếu, nhân sự không viết triết lý và mục tiêu của công ty 10.Chế độ đãi ngộ giữa nhân viên cũ và nhân viên mới không đồng đều 11.Năng suất lao động kém
12.Kỹ năng của quản lý cấp trung yếu kém

Trong công tác tuyển dụng, trên 30% doanh nghiệp “khó tiếp cận được ứng viên phù hợp” và 54,3% nhận định “phải đào tạo lại” sau tuyển dụng.

Xem đầy đủ thông tin báo cáo Khảo sát:

 
View (2605)