THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NGÀNH F&B

Thứ Sáu, 02/08/2024, 11:00

Tổng quan thị trường F&B và dự báo xu hướng

Năm 2023, thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) toàn cầu đã đạt giá trị 7,221.73 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 7,3% (theo GlobeNewswire). Khu vực châu Á dẫn đầu với 49% thị phần, tiếp theo là châu Âu với 22%, và Bắc Mỹ với 20%. Theo báo cáo của iPOS.vn, doanh thu toàn ngành F&B VIỆT NAM đạt 590,9 tỷ đồng, tăng trưởng 11,47% so với năm 2022. Đặc biệt, thị trường ăn uống tại quán đóng góp phần lớn với 538,5 tỷ đồng, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ từ đáy năm 2021.

Một điểm đáng chú ý là khảo sát của iPOS.vn cho thấy, 79,6% doanh nghiệp F&B nhận định tình hình kinh doanh có triển vọng tốt, trong đó 50% các cửa hàng sẵn sàng mở rộng quy mô trong năm 2024. Điều này chứng tỏ, dù đối mặt với khó khăn kinh tế, nhu cầu tiêu dùng dịch vụ ăn uống của người dân vẫn tiếp tục tăng trưởng, với mức chi tiêu cho ăn ngoài tăng từ 5-10%.

Thị phần ngành F&B ở các thị trường quốc tế

Những Thách Thức và Cơ Hội

Dù tăng trưởng tích cực, ngành F&B không tránh khỏi những khó khăn. Làn sóng đóng cửa của các cửa hàng nhỏ và chiến lược thu hẹp quy mô của các doanh nghiệp lớn như Golden Gate, Phúc Long Coffee & Tea, Highlands Coffee đã để lại dấu ấn. Tuy nhiên, mô hình quán nhỏ và kiosk bán hàng lại có dấu hiệu tích cực nhờ sự ưa chuộng của các xu hướng ẩm thực mới và sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới với tiềm lực tài chính mạnh.

Ông Vũ Thanh Hùng, Tổng Giám đốc iPOS.vn, nhận định rằng năm 2023 là một năm đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng cho ngành F&B. Việc doanh thu phục hồi gần mức trước dịch Covid-19 là minh chứng cho sự linh hoạt và khả năng thích ứng của ngành. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng vượt bậc của các nhà hàng trung và cao cấp cũng đáng chú ý, đặc biệt là với sự xuất hiện của các giải thưởng Michelin tại Việt Nam.

Xu hướng tiêu dùng thực phẩm năm 2024

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng, với xu hướng chuyển dịch về các sản phẩm cơ bản và sức khỏe.

Sự phát triển của F&B trên kênh e-commerce

Kênh thương mại điện tử (e-commerce) trong lĩnh vực F&B đang tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trung bình 4,2% từ năm 2021. Châu Á là khu vực dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng 4,87% vào năm 2023, cho thấy tiềm năng lớn trong tương lai.

Xu hướng ngành F&B trên Alibaba.com năm 2024

Trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com, các ngành hàng nổi bật trong F&B gồm: đồ uống (31.9% thị phần), bánh kẹo (18,2%), gia vị (10,7%), nguyên liệu thực phẩm (9,0%), và thủy hải sản (8,6%).

Tỷ trọng ngành hàng F&B trên Alibaba.comTỷ trọng ngành hàng F&B trên Alibaba.com

  • Đồ uống: Nước giải khát và trà là các sản phẩm chủ đạo, trong khi bia rượu giảm.
  • Bánh kẹo: Các loại kẹo và món tráng miệng có tiềm năng tăng trưởng tốt.
  • Gia vị: Sản phẩm địa phương như nước mắm, tiêu, và đường đang thu hút sự quan tâm.
  • Nguyên liệu thực phẩm: Các sản phẩm như bột trà sữa, bột chanh, và bột ngô có nhu cầu cao.
  • Thủy hải sản: Sản phẩm từ cá và các loại thủy hải sản khác đang được ưa chuộng.
  • Trái cây và rau củ: Đặc biệt là sản phẩm sấy khô của Việt Nam.
  • Sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa đang có nhu cầu lớn.
  • Thịt và gia cầm: Đặc biệt là thịt thỏ đang có tốc độ tăng trưởng tốt.
  • Đồ ăn vặt và thức ăn nhanh: Các loại đồ ăn từ hạt và trái cây sấy khô được ưa chuộng.
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong: Được thị trường Mỹ và EU tin dùng.
  • Dầu động thực vật – dầu ăn: Ngành tiềm năng nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực xuất khẩu.

Mảng đồ uống chứng kiến sự giảm sút mạnh mẽ của các sản phẩm bia rượu. Đặc biệt với thời điểm sau các dịp lễ lớn như Giáng sinh, Năm mới,… Các sản phẩm đồ uống nhẹ như trà, cà phê, nước ngọt có mức tăng tốt. Trong xu hướng ưu tiên sức khỏe, trà và nước uống là những mặt hàng được ưu tiên. Trà cũng là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước.

Bánh kẹo

Về tổng quan, mảng bánh và kẹo có tiềm năng tăng trưởng tương đối tốt. Nổi trội nhất là kẹo và tráng miệng, với tỷ lệ gia tăng trung bình khoảng 40-50%. Đây là những thị trường nghách tiềm năng, được đánh giá là đại dương xanh trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com.

Gia vị

Trong mảng gia vị tẩm ướp, doanh nghiệp Việt mạnh ở các sản phẩm địa phương: nước mắm, đường, tiêu, ớt,… Có nhiều doanh nghiệp Việt đã nằm trong top đầu tìm kiếm với các từ khóa như fish sauce, pepper hoặc sugar. Việt Nam cũng là một trong những khu vực hàng đầu trong xuất khẩu các sản phẩm gia vị.

Nguyên liệu thực phẩm – phụ gia

Xu hướng đồ uống và bánh kẹo kéo theo sự gia tăng trong nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm phụ gia, nguyên liệu. Có thể dễ dàng nhận thấy những từ khóa hot và nhu cầu tìm kiếm tăng cao nằm ở các sản phẩm như bột trà sữa, bột chanh hoặc là bột ngô. Đây cũng là một thị trường đang “khát” nguồn cung ở Việt Nam, và vô cùng triển vọng với tình hình thị trường chung.

Thủy hải sản

Không chỉ ở trên sàn Alibaba.com, trên thực tế, thủy hải sản Việt Nam rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Khó để mà kiếm được một nguồn hải sản đa dạng, an toàn và giá cả hợp lý như tại Việt Nam. Chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm ngành này là cá và các sản phẩm từ cá, ví dụ như cá viên. Bên cạnh đó, nhu cầu các mặt hàng thủy hải sản khác cũng có sự tăng trưởng mạnh: mực tăng 21% , nghêu, sò, hến tăng 8%, lươn và cua lọt top từ khóa tìm kiếm.

Trái cây và rau củ

Một mảng xuất khẩu chính yếu khác của Việt Nam là trái cây tươi và rau củ quả. 2 mảng này trên Alibaba.com cũng có mức độ tăng trưởng rất ổn định, tập trung vào 2 nhóm chính yếu là đồ tươi và đồ sấy khô. Đặc biệt, các sản phẩm sấy khô của Việt Nam được quan tâm rất nhiều, và có thể được ưu tiên lên top với các gian hàng có chất lượng tốt.

Các sản phẩm từ sữa

Milk powder – bột sữa là từ khóa được quan tâm nhiều nhất trong ngành hàng này. Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng là một trong những mảng quan trọng mà nông nghiệp VIệt đang nghiên cứu và phát triển. Đây là một mảng đầy tiềm năng và triển vọng, bởi nhu cầu tiêu thụ sữa và các đồ uống chế biến từ sữa ngày càng nhiều. Hiện nay, 2 doanh nghiệp tiêu biểu trong mảng này trên sàn Alibaba.com là TH True Milk và Vinamilk, cũng là 2 doanh nghiệp sữa tiêu biểu tại Việt Nam.

Thịt và gia cầm

Đây là mảng tương đối bão hòa, cũng như có nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, thịt thỏ lại có tốc độ tăng trưởng rất tốt, do nhu cầu nhiều, nguồn cung ít. Đặc biệt đây là ngành đang được nhà nước thúc đẩy mạnh, bù đắp vào thiếu hụt nguồn cung trong nước

Đồ ăn vặt và thức ăn nhanh

Trong xu thế ưu tiên các sự lựa chọn về sức khỏe, mảng đồ ăn vặt làm từ hạt và trái cây trở thành sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng. Đây cũng là ngành hàng vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là hạt điều và các loại trái cây/rau củ sấy.

Mật ong và cá sản phẩm mật ong

Các sản phẩm mật ong của Việt Nam vẫn được các thị trường Mỹ và EU tin tưởng và đón nhận. Ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định, và có thể phát triển khi đang được các chính sách hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam.

Dầu động thực vật – dầu ăn

Mặc dù dầu ăn là một ngành tiềm năng, nhưng với năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu thụ rất lớn, việc xuất khẩu dầu ăn còn nhiều hạn chế. Đây chắc chắn là mỏ vàng trong tương lai nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu và tiêu chuẩn sản xuất.

Chiến lược cho doanh nghiệp xuất khẩu F&B năm 2024

Ngành F&B không ngừng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc cải tiến sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm kiếm các kênh bán hàng và marketing mới. Việc tham gia nền tảng thương mại điện tử như Alibaba.com sẽ là một giải pháp tối ưu để tiếp cận thị trường quốc tế đầy tiềm năng.

Với kinh nghiệm hơn 24 năm tư vấn chiến lược, đặc biệt đã tham gia tư vấn cho nhiều thương hiệu thời trang Việt Nam thành công, chuyên gia THANHS sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp ngành thời trang để CẤT CÁNH THƯƠNG HIỆU – ĐỘT PHÁ KINH DOANH

(NGUỒN: Tài liệu tổng hợp báo cáo phân tích từ nhiều nguồn, trong đó có các thông tin tổng hợp quan trọng từ Innovativehub và Coccoc).

View (982)