MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH

Thứ Hai, 06/12/2021, 10:23

 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một trong những vấn đề rất nhiều doanh nghiệp trăn trở. Ai cũng biết nếu có văn hóa doanh nghiệp mạnh thì rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả. Nhưng điều quan trọng nhất là làm như thế nào để có thể xây dựng văn hóa mạnh? Để giải đáp vấn đề này, chuyên gia Đặng Thanh Vân đã chia sẻ những câu chuyện liên quan đến chủ đề văn hóa doanh nghiệp và kinh doanh.

Trước tiên bạn cần hiểu văn hóa là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người và con người với hệ thống. Tất cả những biểu hiện liên quan đến hành vi, cách ứng xử, ngôn ngữ, … đều nằm trong phạm vi văn hóa và mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp đều có văn hóa với những phong cách khác nhau.

Hiện nay có rất nhiều mô hình doanh nghiệp với phong cách lãnh đạo khác nhau tạo ra văn hóa khác nhau và không có doanh nghiệp nào không có văn hóa. Chỉ là văn hóa đó phù hợp với thời đại, là động lực thúc đẩy sự phát triển của tổ chức hay nó chỉ phù hợp với quá khứ nhưng không phù hợp với hiện đại và kéo lùi sự phát triển của tổ chức mà thôi. Có rất nhiều cách thể hiện văn hóa khác nhau, mỗi văn hóa phù hợp với một nhóm đối tượng, điều quan trọng chính là văn hóa có phù hợp với mình, giúp mình và doanh nghiệp thành công hay không!

Dấu hiệu cho thấy văn hóa không phù hợp làm kìm hãm sự phát triển hay không thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

  • Tình trạng chảy máu chất xám

Đầu tiên phải kể đến tình trạng chảy máu chất xám, cụ thể hơn chính là doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên liên tục, nhân viên không gắn bó lâu dài mà xin nghỉ sau một thời gian ngắn, thậm chí nghiêm trọng hơn là nhân viên của cả một phòng ban hay bộ phận đồng loạt xin nghỉ. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp.

  • Thói quen đổ lỗi

Khi xảy ra sự cố, nhân viên trong doanh nghiệp luôn có xu hướng đổ lỗi cho ngoại cảnh, không nhận trách nhiệm về bản thân cũng như bộ phận của mình. Trong trường hợp tất cả mọi người bắt đầu không nhận lỗi và tỷ lệ càng ngàng càng cao thì chính là văn hóa đang vấn đề và kéo tụt sự phát triển của doanh nghiệp.

  • Sự đồng thuận tuyệt đối

Người lãnh đạo làm tất cả mọi chuyện, họ đưa ra những đề xuất, yêu cầu hay câu hỏi mà không ai trả lời, không ai có ý kiến gì khác. Bà Phạm Thanh Vân chia sẻ đã từng ngồi trong Hội đồng những doanh nghiệp trong cuộc họp người lãnh đạo nói từ đầu tới cuối mà nhân viên không hề phản hồi gì nhưng đến khi sếp ra ngoài thì họ thảo luận rất nhiều vấn đề.

Trên đây là một số dấu hiệu lớn và có thể thấy được rõ ràng, thường xảy ra ở các doanh nghiệp đang gặp sự cố nghiêm trọng, không đạt được mục tiêu kinh doanh khiến người lãnh đạo bối rối và tình hình kinh doanh càng ngày càng đi xuống.

Dấu hiệu tổ chức có văn hóa mạnh tạo ra hiệu quả kinh doanh.

  • Kiểu văn hóa tập trung và chỉ huy có tính phản biện mạnh

Người lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhân viên và ra chỉ đạo, chốt vấn đề nhanh chóng dứt khoát. Thường doanh nghiệp có cách ra quyết định ngay trên bàn họp, không dây dưa, người lãnh đạo biết rất rõ ràng mình muốn gì và cần làm như thế nào, không để mất nhiều thời gian để ra quyết định thì sẽ rất thành công và hiệu suất kinh doanh rất cao.

  • Quy trình hệ thống trôi chảy

Khi nói đến bất kỳ công việc gì thì mọi nhân viên đều nắm được cách làm với các bước rõ ràng và cụ thể. Dấu hiệu văn hóa này không phù hợp với tất cả doanh nghiệp nhưng mang lại hiệu quả ổn định lâu dài.

  • Nhân viên không nề hà ngại khó ngại khổ

Tất cả thành viên trong doanh nghiệp không mượn lý do từ chối, làm tất cả những việc được giao và không trễ hẹn. Nhân viên cần không biết đúng hay sai, làm tốt hay không nhưng vẫn cố gắng làm để đạt được kết quả. Đây là dấu hiệu tổ chức có văn hóa rất mạnh, sức mạnh không từ sự tư vấn hay của chuyên gia, lãnh đạo mà sức mạnh của văn hóa tập thể được vun đắp trong nhiều năm chứ không phải trong thời gian ngắn.

Mỗi tổ chức đều có phong cách văn hóa khác nhau. Đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam thì văn hóa phụ thuộc rất rõ ràng vào quan điểm và phong cách lãnh đạo. Bởi vậy trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần bắt tay tái cấu trúc mô hình kinh doanh, sửa chữa những vấn đề tồn tại và nhà lãnh đạo có vai trò tiên quyết với vấn đề này.

Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Đầu tiên cần chú trọng và xây dựng văn hóa của nhà lãnh đạo. Bản thân nhà lãnh đạo cần tin tưởng phải thay đổi, chú trọng lắng nghe để nhìn ra vấn đề, sau đó học hỏi và đổi mới, đối thoại liên tục với nội bộ về nội quy văn hóa ngầm để tìm ra các vấn đề như giá trị nào cần thay đổi, đâu là lý do mất năng lượng, mất động lực phát triển và không thể tăng trưởng được nữa khi bỏ qua yếu tố ngoại cảnh, điều gì khiến doanh nghiệp thất bại, điều gì dẫn đến thành công trong quá khứ và còn đúng trong tương lai hay không. Sau khi người lãnh đạo lựa chọn phương án cần thay đổi, tìm ra giá trị cần thiết và phù hợp với doanh nghiệp, ngành nghề thì theo đuổi nó. Điều quan trọng trong quá trình này là doanh nghiệp phải giải thích giá trị đó với tất cả nhân viên và đưa ra một số câu hỏi (Giá trị này có ý nghĩa như thế nào với công việc và bản thân bạn? Nó có phù hợp không? Giá trị này giúp công việc của bạn tốt hơn, hiệu quả và đỡ sai sót hơn không? Tất cả mọi người theo đuổi giá trị này thì công ty thành công, đạt được mục tiêu kinh doanh hay không?…) để họ tự trả lời, cài đặt vào ý thức họ điều này là quan trọng.

Một hệ giá trị cốt lõi thật sự tác động và có khả năng đo lường hiệu quả kinh doanh khi hệ thống giá trị cốt lõi trong từng phòng ban có định nghĩa về công việc của nhân viên và chuyển thành các chỉ số có thể đo lường như đo lường đánh giá khen thưởng, đưa vào chính sách lương 3P hay gắn với hiệu suất kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cần kết hợp với hoạt động truyền thông, khuyến khích nhân viên thay đổi hành vi theo một lộ trình nhất định.

Mô hình bản sắc văn hóa doanh nghiệp của Thanhs

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

View (2486)