Giải mã TÁI CẤU TRÚC: VAI TRÒ TIÊN PHONG CỦA LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Thứ Sáu, 06/12/2019, 10:27

 

Sự kiện Giải mã Tái Cấu Trúc tổ chức bởi công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs
Sự kiện Giải mã Tái Cấu Trúc tổ chức bởi công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs ngày 14/12 

Làn sóng công nghệ 4.0 làm xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ mới cũng như cách thức tiếp cận khách hàng mới, kênh truyền thông và kênh bán mới, làm thay đổi rõ rệt hành vi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp đều ít nhiều chịu ảnh hưởng rõ rệt. Câu chuyện TÁI CẤU TRÚC trước đây tưởng chừng chỉ là việc của các ông lớn nhà nước, doanh thu hàng trăm ngàn tỷ, giờ đã là vấn đề của mọi DN mong muốn có một mô hình tăng trưởng bền vững.

Các chủ doanh nghiệp và các nhà tư vấn thường tập trung vào thời điểm và dấu hiệu bắt buộc thực hiện Tái cấu trúc, thường với dấu hiệu bên trong như doanh thu và lợi nhuận sụt giảm; nội bộ lục đục rõ rệt. Nhưng quá trình tái cấu trúc được khẳng định nên thực hiện khi mô hình kinh doanh của công ty đã thay đổi do các yếu tố môi trường bên ngoài, cần phải thích nghi để tồn tại và phát triển.

Sự kiện Giải mã Tái Cấu Trúc tổ chức bởi công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs
Sự kiện Giải mã Tái Cấu Trúc tổ chức bởi công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs

Vậy đâu là những yếu tố bên ngoài quyết định? Ai là người nhận biết và lựa chọn yếu tố đó?

LÀ LÃNH ĐẠO. Nhiều Nhà lãnh đạo thường hay lo lắng đến việc nhân sự phản ứng với sự thay đổi & tìm kiếm giải pháp khắc phục; nhưng chính bản thân họ không hề nhận thức đúng về vai trò tiên phong của mình, chưa thực sự chuẩn bị TÂM – THẾ – HÀNH ĐỘNG phù hợp với sự thay đổi.

Câu chuyện “từ chối đổi mới” của Kodak – thương hiệu sản xuất phim cho máy ảnh lớn nhất thế giới với cơ hội phát triển MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ là bài học đắt giá về việc lãnh đạo từ chối đổi mới chiến lược DẪN ĐẾN PHÁ SẢN. Cơ hội mà họ bỏ lỡ tương đương với câu chuyện kinh điển của NOKIA và Apple trong việc phát triển hay không phát triển điện thoại màn hình cảm ứng.

2 lần liên tiếp các lãnh đạo của Kodak từ chối MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ do Steven Sasson (cha đẻ của máy ảnh số) đề xuất. Lần đầu là năm 1975, chiếc máy khi đó cần hiển thị ảnh chụp kết nối với màn hình. Kodak kiên quyết từ chối phát minh này vì cho rằng chẳng ai muốn xem ảnh trên một màn hình lớn như chiếc TV. Lần từ chối thứ 2 là năm 1989, Steven cùng Robert Hills đã tạo nên chiếc máy ảnh kĩ thuật số có gương lật (DSLR) đầu tiên trên thế giới ( đã có thẻ nhớ bên trong, hình ảnh được trình chiếu nhỏ hơn, tiện cho việc theo dõi).

Khi sản phẩm hoàn thiện hơn, chứng minh tính khả thi và cơ hội thay đổi thị trường, Kodak vẫn từ chối nó. Sau này, mọi người mới biết không phải Kodak không nhìn ra tiềm năng của máy ảnh số, mà họ lo sợ máy ảnh số phát triển sẽ đánh dấu chấm hết cho doanh số bán phim máy ảnh, là doanh thu chính của họ. Kodak không dám đầu tư vào những chiếc máy ảnh có phần mới mẻ mà không kém rủi ro này. Tuy nhiên họ vẫn thu lợi từ bản quyền camera số.

Năm 2012, Kodak nộp đơn phá sản khi hết tiền từ bản quyền camera số, nguồn thu từ phim giảm sút, kết thúc thời gian dài từng thống trị thị trường.

Kodak đã từ chối một cơ hội vàng cho quá trình TÁI CẤU TRÚC CHIẾN LƯỢC. Nhưng Sony là một câu chuyện khác. Họ từng tụt dốc trong cuộc chiến công nghệ – điện tử khốc liệt, nhưng đến năm 2016, họ bất ngờ trở lại sau 5 năm cải cách toàn diện dưới thời ông Kazuo Hirai, TGĐ điều hành Sony với những con số đáng kinh ngạc.

Năm 2016, Sony lãi ~ 2,65 tỷ USD, tăng 19% so với dự báo. Lợi nhuận ròng tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2017, Sony công bố lãi ~6,73 tỷ USD; cao gấp 2,5 lần năm 2016. Lợi nhuận ròng năm 2017 tăng gấp 7 lần, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Năm 2018, lợi nhuận hoạt động 8 tỷ USD (+22%), lãi ròng mang về 8,2 tỷ USD (+87%). Trong đó nổi bật với đóng góp từ Trò chơi, Âm nhạc ghi nhận tăng trưởng 3 con số, những ngành tập trung phát triển mới theo xu hướng thị trường.

Hai câu chuyện 1 thành, 1 bại nhưng thể hiện rõ vai trò TIÊN PHONG & KIÊN QUYẾT của Nhà lãnh đạo & văn hóa DN quyết định quá trình “sống còn” của DN mình. Chọn thay đổi hay không, sếp quyết định, sếp tiên phong, sếp kiên quyết thúc đẩy quá trình.

“Máy ảnh không phim” mất hàng chục năm để thay thế thị trường, Kodak đợi 37 năm mới phá sản, Sony mất 20 năm giậm chân và 5 năm nỗ lực cải cách để thay đổi cục diện, tuy nhiên trong “Thời đại 4.0”, không ai chờ bạn và công ty bạn lâu như vậy.

Trong quá trình tư vấn doanh nghiệp những năm gần đây, khi chính Thanhs dịch chuyển từ hướng chỉ tập trung vào chiến lược thương hiệu; sang hướng tư vấn chiến lược và từng bước tái cấu trúc toàn diện những DN Việt Nam ở quy mô vừa và lớn; chúng tôi, những nhà tư vấn, cảm nhận rõ sức ép cần thay đổi, cần “TÁI CẤU TRÚC TOÀN DIỆN DOANH NGHIỆP” ở khắp các ngành. Đâu đó, các nhà lãnh đạo cũng đang trăn trở, tìm đường tái cấu trúc, nhưng câu hỏi thường trực đặt ra là “Chúng tôi cần bắt đầu từ đâu?”

Với mong muốn trả lời câu hỏi “Chúng tôi cần bắt đầu từ đâu”, ngày 14/12/2019, Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs cùng các đối tác chiến lược tổ chức hội thảo với chủ đề GIẢI MÃ TÁI CẤU TRÚC, VAI TRÒ TIÊN PHONG CỦA LÃNH ĐẠO & VĂN HÓA DOANH NGHIỆP giúp các doanh chủ có góc nhìn cụ thể và phương pháp thực hiện TÁI CẤU TRÚC hiệu quả trong bối cảnh thị trường thay đổi liên tục.

—————

NỘI DUNG CHÍNH CỦA SỰ KIỆN:

Phần 1: Công bố Mô hình Bánh đà Tái cấu trúc toàn diện của Thanhs

Công bố kết quả khảo sát về Tái cấu trúc của Thanhs và Case – Study doanh nghiệp tái cấu trúc – Chuyên gia Đặng Thanh Vân – TGĐ Thanhs

Phần 2: Vai trò tiên phong của lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp với tái cấu trúc thời đại 4.0 – chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa, CT HĐQT iBosses Việt Nam; Giám đốc Chiến lược, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chiến lược Tập đoàn VNPT

Phần 3:  Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp với quá trình TÁI CẤU TRÚC – chuyên gia Đoàn Văn Tình, Phó Trưởng Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Chuyên gia chiến lược nhân lực và văn hóa doanh nghiệp Công ty Thanhs;

Cùng Các chuyên gia tư vấn, cố vấn chiến lược như PGS. TS Phan Đăng Tuất, nguyên viện trưởng viện chiến lược chính sách phát triển công nghiệp – Bộ Công thương, chủ tịch P&Alliance; Chuyên gia Quản trị Quang Minh, Chủ tịch Công ty CP Bizen; Chuyên gia tư vấn Quản trị Nguồn nhân lực Hoài Giang, đã thực thi tư vấn chiến lược cho hàng ngàn doanh nghiệp, với hơn 20 dự án tái cấu trúc cho các Doanh nghiệp quy mô Siêu lớn, lớn và vừa trong 3 năm gần đây.

——-

Đây là sự kiện thứ 2 trong chuỗi sự kiện về TÁI CẤU TRÚC; sau sự kiện TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH – KIẾN TẠO VÀ THÁCH THỨC, do Thanhs và các đối tác liên minh đồng tổ chức vào 05/2019, tại KS Melia Hà Nội.

View (1793)