SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN THƯƠNG HIỆU
Mục Lục
- Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu – nền móng vững chắc cho tương lai mạnh mẽ.
- ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA THANHS
- Rốt cuộc thì “at the end of the day” bạn muốn gì?
- “Nào mình cùng lên xe buýt” – đi tìm sứ mệnh của thương hiệu.
- NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA THANHS
- … Hành trình của chúng ta sẽ đi đâu?
- THAM KHẢO BÀI GIẢNG SmeBRAND – Khóa đào tạo Chiến lược cất cánh thương hiệu
- 5 nguyên tắc để có một tầm nhìn đủ lớn được viết tóm tắt thành công thức BHAG (Big, Hairy, Audacious Goals – To lớn, chi tiết, mục tiêu rõ ràng).
- Quy trình xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu của Thanhs gồm các bước cơ bản sau:
- GIẢI PHÁP TƯ VẤN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIÊU
Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu – nền móng vững chắc cho tương lai mạnh mẽ.
#1 : Doanh nghiệp của bạn có thực sự hiểu được triết lý của chính mình không ?
#2 : Đâu là cách tạo lập và xác định triết lý sứ mệnh và tầm nhìn cho doanh nghiệp ?
#3 : Làm sao để xây dựng được thông điệp truyền cảm hứng cũng như tránh trường hợp sứ mệnh của mình na ná như sứ mệnh doanh nghiệp khác?
#4 : Hệ giá trị cốt lõi là gì, xây dựng như thế nào? Làm thế nào để đưa giá trị cốt lõi trở thành văn hóa của doanh nghiệp và là vũ khí quan trọng bậc nhất của thương hiệu?
Rốt cuộc thì “at the end of the day” bạn muốn gì?
Nhiều năm trước trong một lần trò chuyện, một người bạn đã thuyết phục tôi làm theo mô hình của cô ấy. Viễn cảnh và những giá trị tương lai mà cô mô tả rất hấp dẫn và có khả năng cao trở thành hiện thực. Không rõ vì sao tôi vẫn thấy hờ hững.
Trong quá trình kinh doanh, công ty Thanhs do tôi sáng lập và điều hành từ năm 2000 đã tham gia nhiều hoạt động, thử thách bản thân trong nhiều mảng khác nhau của ngành quảng cáo và truyền thông. Chúng tôi đã từng sản xuất vật phẩm quảng cáo cho nhiều thương hiệu lớn như Coca-cola, Diana, thi công biển tấm lớn, thiết kế thi công showroom và gian hàng triển lãm, thiết kế và in tài liệu quảng cáo, sách, bao bì, hộp thực phẩm…, khảo sát và thi công biển quảng cáo cho toàn hệ thống của nhiều nhãn hàng rải từ Thái Nguyên đến Đà Nẵng… Có nhiều việc đã nhận và quyết tâm làm chỉ vì “người khác làm được thì mình phải làm được”. Thế nhưng bản thân tôi không thấy thỏa mãn với nghề. Nhân viên nhận xét là sếp không thực sự tập trung vào việc chốt khách hàng.
Cô bạn nói trên đã “chốt sales” với tôi bằng một câu hỏi khiến tôi suy nghĩ rất nhiều “rốt cuộc thì at-the-end-of-the-day Vân muốn gì”? Và cô ấy tự trả lời, ai cũng thích có đủ thu nhập để được tự do làm những gì mình muốn đúng không?
Trong đời mỗi người, nhất là những người trẻ, chắc cũng giống tôi, không ít lần bạn tự hỏi “rốt cuộc thì mình muốn gì? Và mình sẽ là ai sau 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa? Trong nỗ lực tìm kiếm những công việc đem lại thu nhập tốt và phù hợp sở thích, bạn sẽ băn khoăn “mình sẽ làm việc này đến khi nào”?
Quay trở về với câu hỏi của cô bạn. Tôi nhận ra lý do quan trọng nhất khiến mọi lời mời gọi đều không thuyết phục. Cũng nhận ra vì sao tôi chỉ thấy hạnh phúc khi làm công việc mà hiện nay đã trở thành lĩnh vực hoạt động duy nhất của Thanhs. Trong giấc mơ thiền đến chặng cuối cùng cuộc đời, tôi không muốn chỉ có những chuyến du lịch nước ngoài, hạnh phúc gia đình, tài khoản ngân hàng hơn 10 con số hay nhiều bất động sản. Thậm chí nếu phải đánh đổi tất cả, phải lựa chọn một trong hai, tôi cũng sẵn lòng.
Thế giới đã mở ra một không gian khác khi tôi tìm thấy sứ mệnh và tầm nhìn của đời mình.
Thương hiệu (doanh nghiệp) cũng trải qua quá trình tìm kiếm như vậy. Phần lớn các sáng lập viên tham gia vào ngành kinh doanh dựa trên những nền tảng sức mạnh cốt lõi hoặc chớp thời cơ và ra nhập khi tìm thấy lỗ hổng thị trường. Nếu có chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing đúng và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ gặt hái thành công.
Tuy nhiên sẽ là may mắn nếu trong quá trình đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp cũng như bộ máy quản lý cấp cao có cùng nền tảng triết lý xuyên suốt, là kim chỉ nam mạnh mẽ để trở thành đầu tàu kéo theo toàn bộ các toa tàu phía sau. Ngược lại, một ngày đẹp trời nào đó các sáng lập viên và hội đồng quản trị chia đàn sẻ nghé, đòi chia tài sản và/ hoặc chia tách công ty, nhân sự cấp cao sẽ nhìn xung quanh, so sánh thu nhập, chế độ đãi ngộ và tự hỏi “mình tham gia vào công ty này được lợi gì hơn công ty khác?”.
Trong hai cuốn sách nổi tiếng “Xây dựng để trường tồn” và “Từ tốt đến Vĩ đại”, Jim Collin đã kết luận đại ý, để trở thành một tổ chức vĩ đại hãy tìm những người đồng hành cùng lên xe buýt trước khi quyết định sẽ đi đến đâu. Điều này không phải là nhận định chủ quan của tác giả mà là kết luận thực chứng khảo sát những công ty vĩ đại nhất thế giới.
Khi tham gia tư vấn cho hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân Việt đã trải qua qua chặng đường đi từ hai bàn tay trắng đến lúc trở thành top 3 doanh nghiệp dẫn đầu ngành kinh doanh, quy mô doanh nghiệp từ 30 người đến hơn ngàn người, kết luận trên của Jim Collin được các chủ doanh nghiệp rất tâm đắc và thừa nhận đúng.
Phân tích điều này để khẳng định rằng:
- Doanh nghiệp vẫn có thể phát triển trong một số năm đầu mà chẳng cần biết đến việc xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn.
- Nếu không có sứ mệnh (trước đây thường được gọi là triết lý kinh doanh) thì doanh nghiệp khó đi nhanh và đi xa được. Đúng hơn là không thể “chạy đường dài”.
- Nếu có sứ mệnh và tầm nhìn đủ lớn, doanh nghiệp sẽ có công cụ hữu hiệu để giữ chân người tài và tạo nên chất keo gắn kết tổ chức, đem đến niềm tin và sự trung thành.
- Bất luận tầm nhìn thế nào, những người quản lý cấp cao có hệ giá trị giống nhau và sứ mệnh cá nhân tương đồng với nhau sẽ tạo thành một đội ngũ mạnh mẽ. Việc cần làm của các chủ doanh nghiệp là tìm kiếm những người có cùng sứ mệnh, thay vì chỉ tập trung tìm người tài.
“Nào mình cùng lên xe buýt” – đi tìm sứ mệnh của thương hiệu.
Sứ mệnh được hiểu như nhiệm vụ lớn nhất, cao cả nhất mà tổ chức sẽ theo đuổi và thực hiện khi nào còn tồn tại và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đó.
Một cách ngắn gọn, xúc tích nhất, sứ mệnh là lý do để tổ chức tồn tại trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Với các cá nhân, sứ mệnh là lý do bạn đến với thế giới này. Lý do tồn tại của GAP (thương hiệu thời trang đời thường nổi tiếng thế giới) là sáng tạo những kết nối cảm xúc giữa khách hàng trên toàn thế giới… Lý do tôi (tác giả) đến với thế giới này là để đồng hành với các thương hiệu Việt.
Điều kỳ lạ khi khảo sát thông điệp sứ mệnh của các thương hiệu hàng đầu, GAP không có sứ mệnh sản xuất quần áo và xuất khẩu toàn thế giới mà lý do GAP tham gia vào ngành thời trang lại là đem đến những trải nghiệm khách hàng thú vị thông qua việc thiết kế sản phẩm bất ngờ, qua cửa hàng mua sắm độc đáo và chiến lược marketing compelling.
Tương tự, Apple không tập trung vào sứ mệnh sản xuất máy vi tính hay điện thoại thông minh, mà thông điệp của thương hiệu được ưa thích nhất thế giới về lý do họ “đến với trái đất” tóm lược là dẫn dắt công nghiệp thiết kế sáng tạo các thiết bị công nghệ số. Apple thiết kế những máy tính cá nhân tuyệt hảo, đột phá nền công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số, tái sáng tạo thiết bị di động và xác định tương lai của phương tiện truyền thông di động và các thiết bị máy tính.
Còn với thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới Coca-Cola, sứ mệnh của họ trong chặng hành trình dài hơn một thế kỷ, ghi dấu ấn vẫn là Refresh the world (đổi mới thế giới), truyền cảm hứng lạc quan và hạnh phúc, sáng tạo các giá trị và đem đến những điều khác biệt.
Thay vì các mục đích và con số khô khan, lạnh lùng tưởng chừng gắn chặt với thế giới kinh doanh, thương hiệu lại cho thấy họ thực sự đang sống như một con người, với những cảm xúc, tình yêu cuộc sống và niềm tin đầy nhân bản.
Sứ mệnh thương hiệu thông thường sẽ được mô tả gồm các nội dung:
- Lý do tồn tại của thương hiệu trong ngành kinh doanh. Được viết thành một câu phương châm ngắn gọn và thường được dùng để truyền thông nội bộ cũng như đại chúng.
- Lợi ích (lý tính và cảm tính), các giá trị mà thương hiệu đem đến cho khách hàng và người tiêu dùng.
- Lợi ích mang lại cho cổ đông.
- Lý do để tin tưởng hoặc lựa chọn thương hiệu.
Thông điệp sứ mệnh được coi là hấp dẫn và quyến rũ, nếu đạt được các tiêu chí sau:
- Ngắn gọn (trong một câu với 2-3 ý nhỏ).
- Chuyển tải cảm xúc sống động như một con người.
- Khác biệt.
- Hướng về khách hàng, công chúng thay cho việc nói về công ty.
- Đáng tin cậy.
Sự ngắn gọn, xúc tích, giúp thương hiệu có thể truyền thông dễ dàng, dễ nhớ và trúng đích. Tuy nhiên, nếu chỉ ngắn gọn mà không có cảm xúc, thông điệp của thương hiệu sẽ trở thành một câu khẩu hiệu hoặc thành ngữ, chỉ tác động đến lý trí chứ chưa chạm tới trái tim của khách hàng.
Thông điệp sứ mệnh của ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương – HSBC rất nhiều cảm xúc và thúc đẩy niềm tin cho khách hàng: “Chúng tôi có mặt ở những thị trường đang phát triển, kết nối các cơ hội cho khách hàng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và sự tăng trưởng thịnh vượng của các nền kinh tế. Chúng tôi hiện thực hóa hy vọng, ước mơ và thực thi tham vọng của con người. Tất cả điều này là mục đích và sứ mệnh của chúng tôi” (nguồn website HSBC).
Sai lầm mà các thương hiệu Việt hay mắc phải, bao gồm cả thương hiệu lớn, là thích dùng cụm từ hơn nhất: Tốt nhất, đáng tin cậy nhất, hấp dẫn nhất… nhưng lại không nêu bật lý do của sự lựa chọn hơn nhất đó. Ngoài ra, nên lưu ý trong thông điệp sứ mệnh, để trả lời câu hỏi “tôi là ai” thì không nên dùng từ trở thành.
Công thức “TRỞ THÀNH + CỤM DANH TỪ + CỤM TÍNH TỪ” là điển hình của thông điệp TẦM NHÌN.
Công thức của thông điệp SỨ MỆNH là :
… Hành trình của chúng ta sẽ đi đâu?
Nếu như thông điệp sứ mệnh của thương hiệu trả lời câu hỏi “tôi là OBAMA, tôi sinh ra để làm tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ” thì tầm nhìn cho biết đích đến trong tương lai của các thương hiệu – “Tôi sẽ trở thành Tổng thống Mỹ vào nhiệm kỳ 2012-2020”.
Định nghĩa: . Tầm nhìn là viễn cảnh, bức tranh tương lai của tổ chức. Vai trò của tầm nhìn giống như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thương hiệu vào một điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc cần làm và đâu là việc không cần làm của một thương hiệu.
Tầm nhìn tập trung trả lời hai câu hỏi:
- Tổ chức sẽ trở thành như thế nào?
- Trong bao lâu? / Đến lúc nào?
Công thức của thông điệp TẦM NHÌN :
Muốn nhìn thấy tương lai mà thương hiệu sẽ trở thành, cần có một cái nhìn sâu sắc về hệ thống tư tưởng cốt lõi (tôi là ai, tôi đem lại điều gì tốt đẹp cho xã hội, điều gì tôi sẽ làm tốt nhất và tôi tin tưởng vào điều gì?) và biết cách hình dung vào tương lai.
Một thương hiệu có thể phát triển các tầm nhìn theo các hướng:
1. Hướng về khách hàng. Tính toán tổng quy mô khách hàng tiềm năng có thể cung ứng đến 1 thời điểm nhất định trong tương lai:
- “Đến năm …, (Cửa Vui) sẽ đem lại niềm vui cho 10 triệu hộ gia đình Việt Nam”.
- Đến 2020, Thanhs cam kết đồng hành và thúc đẩy 50.000 doanh nghiệp Việt Nam trở thành các thương hiệu vững mạnh, cất cánh ra biển lớn.
2. Hướng về quy mô sản xuất, cung ứng: Đây là dạng thông điệp ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và nhiều năng lượng nhất
- Năm 2025, doanh thu trên thị trường quốc tế gấp 3 lần doanh thu trong nước (Ba An – doanh nghiệp dẫn đầu ngành cáp hạ ngầm).
- Có 20 chi nhánh trên 20 quốc gia vào năm 2020 (Expertrans)
3. So sánh với một mô hình tương đồng đã có: Cửa Vui sẽ trở thành Eurowindows trong vòng 5 năm tiếp theo.
Việc đưa một mô hình tương đồng để so sánh khá thú vị, các thương hiệu có thể lựa chọn các mô hình tương đương cùng ngành hoặc khác ngành, chẳng hạn một trường đại học hoàn toàn có thể chọn tầm nhìn là “trở thành Havard tại Việt Nam trong vòng 10 năm”. Đà Nẵng có thể là Singapore thứ 2 tại Việt Nam vào năm 2020. – “Become Havard of the West” (tầm nhìn của Stanford University 1940s).
4. Xác định cho thương hiệu một vị thế dẫn đầu: Thương hiệu cũng có thể lựa chọn một ngách thị trường, hoặc đối đầu trực tiếp, hoặc theo đuôi trực tiếp đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành để tạo nên một tầm nhìn mạnh mẽ, rõ ràng và khác biệt.
- Thương hiệu dẫn đầu thị trường cửa cuốn thiết bị Đức.
- (Cửa Vui sẽ trở thành) Thương hiệu dẫn đầu trong thị trường cửa kính chống ồn cho hộ gia đình.
- Số 1 về giảm béo và chăm sóc da (Saigon Smile Spa).
- Trở thành tập đoàn đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng núi dẫn đầu tại Sapa (Trường Giang Sapa).
- Dẫn dắt xu hướng thời trang Nam dành cho giới trẻ (Remmy).
- Dẫn đầu chất lượng trần vách thạch cao (Zinca).
THAM KHẢO BÀI GIẢNG
SmeBRAND – Khóa đào tạo Chiến lược cất cánh thương hiệu
5 nguyên tắc để có một tầm nhìn đủ lớn được viết tóm tắt thành công thức BHAG (Big, Hairy, Audacious Goals – To lớn, chi tiết, mục tiêu rõ ràng).
Ngắn gọn: đưa tầm nhìn trở thành một câu thành ngữ, thay vì một đoạn văn dài 3-5 câu. Không khách hàng và nhân viên nào có thể nhớ.
Gợi cảm xúc cao cả, vĩ đại: tầm nhìn nên dẫn đến cái nhìn rộng mở trong tương lai chứ không nên thu hẹp như một bản nhiệm vụ. Đừng quá cân nhắc năng lực sản xuất và cung ứng trong hiện tại để đưa ra một con số không đủ gây ấn tượng với bất kỳ ai. Nếu không thể đưa ra con số, hãy chọn cách khác để nói về tương lai.
Khác biệt: nguyên tắc “khác biệt” là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của các thông điệp sứ mệnh và tầm nhìn. Sau khi xây dựng thông điệp, bạn hãy đọc to nó lên, bỏ tên thương hiệu đi, so sánh với đối thủ. Liệu bạn có nhầm thông điệp của mình với một tổ chức khác hay không?
Đưa ra con số đủ lớn nhưng phải đáng tin cậy: Nếu trong 1 năm một doanh nghiệp nhỏ có thể cung ứng 500 sản phẩm, thì sau 10 năm cùng với mức tăng trưởng, họ có thể cung ứng 50.000 – 1 triệu sản phẩm, nhưng nếu tuyên bố sẽ cung ứng 90 triệu sản phẩm cho toàn bộ dân số Việt Nam thì đó sẽ là một con số không đáng tin (ở thời điểm hiện tại).
Dựa trên giá trị cốt lõi và sứ mệnh, không đi quá xa. Nhiều doanh nghiệp Việt không thể tự chỉ ra bất kỳ một sản phẩm hoặc một giá trị khác biệt nào đủ lớn để thuyết phục khác hàng hiện tại, nhưng lại vạch tầm nhìn trở thành người dẫn đầu thị trường mà họ theo đuổi. Điều này là một tương lai thổi phồng không có cơ sở và không khiến khách hàng, nhân viên của bạn tin tưởng.
Dựa vào sứ mệnh “đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho những người phụ nữ và đưa mỗi người thợ trang điểm trở thành một nghệ sĩ” của một trung tâm trang điểm, họ có thể xây dựng tầm nhìn trở thành A – Học viên trang điểm theo mô hình học viện Makeup For Ever (học viện trang điểm nổi tiếng thế giới có trụ sở tại Paris) ; B – “Trở thành thương hiệu trang điểm cá nhân hàng đầu cho phụ nữ trung niên”; C – “Đào tạo và cung ứng trên 1000 nghệ sĩ trang điểm”. Năm 2013 khi tư vấn cho thương hiệu này, doanh thu tháng đầu tiên của họ mới đạt 5 triệu. Đến cuối 2016, doanh thu của trung tâm đã đạt mức nhiều tỷ đồng/năm với hàng ngàn học viên theo học.
Thương hiệu trang điểm trên không thể và không nên đi quá xa để trở thành “thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu châu Á” (đây là điều các doanh nghiệp Startup rất hay mắc phải) hoặc “chuyên gia trang điểm hàng đầu thế giới”.
Tương tự, công ty đầu tư bất động sản Trường Giang Sapa mà chúng tôi vừa kết thúc dự án tư vấn tháng 3/2017, dù tiềm lực của doanh nghiêp có khả năng mở rộng quy mô toàn quốc, nhưng ban lãnh đạo đã nhất định chỉ tập trung cho chiến lược “trở thành tập đoàn bất động sản nghỉ dưỡng núi dẫn đầu tại Sapa”.
So sánh giữa tầm nhìn của Walmart với tầm nhìn của Prime Group, hai tập đoàn cùng tham gia trong ngành phân phối. Nếu như Prime Group chỉ đưa ra một tiêu chí không rõ ràng, giống hệt một bản pho-to copy từ đâu đó “Chúng tôi cam kết phát triển PRIME thành một tập đoàn kinh tế tiên phong và thịnh vượng” thì Walmart đã phát biểu tầm nhìn mạnh mẽ và biểu cảm “Become $125 billion company by the year 2000” (Walmart – 1990 – trở thành công ty 125 tỷ USD vào năm 2000).
Quy trình xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu của Thanhs gồm các bước cơ bản sau:
- Nghiên cứu thông tin tổng quát.
- Nhóm chiến lược (gồm lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên viên, chuyên gia tư vấn, thư ký dự án) cùng học hỏi và nghiên cứu quy trình, hiểu rõ định nghĩa thế nào được gọi là sứ mệnh và tầm nhìn.
- Phát triển ý tưởng thông qua các công cụ brainstorming (thảo luận nhóm) và nghiên cứu chuyên sâu.
- Thu thập các ý tưởng.
- Chấm điểm và lựa chọn vòng 1.
- Bỏ phiếu và lựa chọn vòng 2. Thuyết trình.
- Lựa chọn và phân tích chuyên sâu với lãnh đạo doanh nghiệp.
- Cân nhắc, đánh giá, truyền thông nội bộ.
- Tinh chỉnh (nếu cần), thiết kế, truyền thông bên ngoài tổ chức.
- Đào tạo nội bộ để toàn bộ nhân sự hiểu rõ quy trình, nội dung.
GIẢI PHÁP TƯ VẤN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIÊU
Giải pháp tư vấn xây dựng thương hiệu dẫn đầu được xây dựng dành cho các doanh nghiệp đang trên đà cất cánh, chuyển đổi mô hình từ một doanh nghiệp Vừa và Nhỏ sang mô hình Kinh doanh bền vững, quy mô lớn với trên 100 nhân sự.
Điểm đặc sắc trong gói giải pháp là:
+ Mô hình quản lý dự án 3 bên
+ Phương pháp tư vấn đồng hành và đồng bộ hoá chiến lược.
Đây là phương pháp độc quyền do Thanhs sáng tạo – kết hợp giữa mô hình tư vấn quốc tế với thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam – thực hiện hiệu quả trong 17 năm qua; triển khai trên mô hình quản lý dự án 3 bên, trong đó Tổ tư vấn chiến lược là các chuyên gia đồng hành nhiều năm kinh nghiệm, đã cùng nhau thực hiện rất nhiều dự án lớn nhỏ. Không những chuyên gia thấu hiểu sâu sắc các vấn đề đa chiều của doanh nghiệp, mà còn đồng thuận vì mục đích chung là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu giống như một bài toán khó nhưng lại không hề có bất cứ một đáp án cụ thể nào. Đây vừa là lợi thế cũng chính là khó khăn của rất nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Vì vậy, dựa trên thực tế nguồn lực của doanh nghiệp còn thiếu và yếu; đặc biệt không chỉ về tài chính mà còn là sự thiếu hụt tới từ nhân sự và năng lực quản trị hệ thống; các chuyên gia từ Thanhs đã sáng tạo và tổng hợp nên những bộ công cụ, quy trình giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có thể xây dựng được chiến lược thương hiệu phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp mình.
Đặc biệt, giải pháp tư vấn chiến lược thương hiệu đặc biệt phù hợp trong các trường hợp:
1. Doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, thực thi hoạt động marketing, truyền thông và quảng cáo.
2. Doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm nhưng dựa trên kinh nghiệm buôn bán, kinh doanh; chưa có thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Công chúng, khách hàng tiềm năng không hề biết tới và không có nguồn thông tin tiếp cận tới thương hiệu.
3. Doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào quảng cáo, bán hàng, hoạt động không bài bản. Mong muốn xây dựng doanh nghiệp bài bản để tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng mới và phát triển theo hướng bền vững.
4. Doanh nghiệp chi quá nhiều ngân sách cho quảng cáo và chạy đua theo các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Nguy cơ cao khi Facebook và Google trở nên quá đắt đỏ hoặc không hiệu quả.