DOANH NGHIỆP NÊN “XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU” KHI NÀO?

Thứ Năm, 15/07/2021, 22:44

Chiến lược tăng tốc kinh doanh

1/ DOANH NGHIỆP KHI KHỞI NGHIỆP THÌ ĐỪNG CÓ QUÁ VƯƠNG VẤN CHUYỆN SỨ MỆNH TẦM NHÌN (Mision/ Vision/ Purpose).

Lý do căn bản: Lúc khởi sự kinh doanh, hầu hết chủ DN SMEs đều là “chủ DN đi lên từ nghề”, mới chỉ giỏi nghề chứ chưa hề biết vs học nghề quản trị doanh nghiệp và nghề làm kinh doanh. Vì vậy ngay cả việc làm thế nào để bán được hàng đúng giá, làm thế nào để phân bổ chi phí vận hành cho hợp lý, xoay xở dòng tiền… chủ DN cũng phải vật lộn để học.

Lúc này, câu chuyện sứ mệnh thật ra chỉ xoay quanh “làm sao để nuôi sống mình và nhân viên”. Điều này không chỉ đúng với những Startup non trẻ, mà còn đúng với những CEO mới được chuyển giao quản trị 1 công ty.

Vì vậy, nếu chủ DN có mục tiêu và triết lý rõ ràng, đủ lớn, vĩ đại thì cũng rất tốt; nhưng nếu chưa có thì cũng đừng vội đi tìm và trăn trở vì “không tìm ra”.

Cứ kệ nó đã. Tồn tại trước.

ĐỊnh vị thương hiệu

2/ ĐỊNH VỊ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI NGHIỆP CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

Nếu DN đã vô tình hoặc may mắn chọn được 1 dòng SP tốt (giá tốt, thị trường có nhu cầu cao, khan hiếm người bán, tốc độ tăng trưởng thị trường tốt…) thì bản chất việc đó đã là những tiền đề quan trọng trong việc định vị sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp.

Nếu ngược lại, khi chủ DN nghĩ rằng mình có 1 sản phẩm rất tốt, nhưng vẫn không bán được hàng, thì lúc này việc tập trung vào định vị đã chọn chỉ khiến DN “đốt tiền”. Đừng có trăn trở “quảng cáo cho tệp nào để bán được hàng” – Nếu bạn không bán được hàng ngay cả cho những người xung quanh, người bạn quen biết, thì rất có thể món hàng đó không phải là nhu cầu của thị trường trong hiện tại dù nó có tốt đến đâu.

Với SMEs giai đoạn khởi sự, tốt nhất là quay sang chọn SP khác dễ bán hơn.

Chính vì việc “loay hoay tìm sản phẩm key” này mà định vị sẽ trở thành 1 rào cản kéo doanh nghiệp dậm chân tại chỗ, khó thoát khỏi cái lưới mình tự giăng ra. Nên học nhiều lý thuyết mà không can đảm thực hành một cách linh hoạt “dĩ bất biến, ứng vạn biến” là một tử huyệt khiến nhiều Chủ DN rất giỏi học vấn ngã ngựa đau thương mà không hiểu vì sao.

Trong giai đoạn khởi sự, thay cho định vị, tốt nhất nên mời được càng nhiều người dùng SP của mình, rồi sau đó phỏng vấn trải nghiệm và ý kiến đánh giá của họ, càng dễ thành công lâu dài. Chỉ chọn vị thế định vị khi bạn đã tìm được 1 Usp mà cứ nói ra thì khách hàng Vote và sẽ ngỏ ý muốn trả tiền để có sản phẩm đó.



3/ CÂU SLOGAN CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

– Chả có ý nghĩ gì nếu bạn chẳng đủ tiền để “đốt”. Vì vậy có thì tốt. Không có càng tốt.

– CÂU BÁN HÀNG 3s mới là trọng điểm mà chủ DN cần viết ra và yêu cầu nhân viên học thuộc lòng. 99% doanh nghiệp SMEs gặp vấn đề về câu này. Chủ DN lẫn TP Kinh doanh cũng đều mất tới 3p để tìm ra cách giới thiệu sp và KHÔNG TRÚNG ĐÍCH.

4/ KHI NÀO NÊN ĐẦU TƯ CHO THƯƠNG HIỆU

Không có một thời điểm chính xác nào, tuy nhiên theo quan sát cá nhân với hàng ngàn case tư vấn, giai đoạn 3-5 năm là thời điểm vàng mà DN cần chú trọng. Lúc này DN đã có các nhóm KH cụ thể, có trải nghiệm nhất định về mô hình KD và phương án phân bổ ngân sách. Các đinh hướng phát triển sản phẩm cũng rõ ràng. Nếu thời điểm vàng này DN không đầu tư cho Năng lực lõi, chiến lược khác biệt, định vị thương hiệu, tầm nhìn dài hạn thì sẽ bị chậm 1 nhịp để tăng tốc trong giai đoạn 5-10 năm tiếp theo.

Những chặng 3-7-12 năm là chặng quan trọng tương tự rất cần đầu tư cho chiến lược định vị và tái định vị.

5/ NẾU LÀ DN ĐẦU TƯ MỚI BỞI CÁC ÔNG BÀ CHỦ LÃO LÀNG thì doanh nghiệp lại nên cân nhắc các điểm trên dù có xây thương hiệu bài bản ngay từ đầu.
View (883)