DOANH NHÂN VỚI PHẬT PHÁP

Thứ Bảy, 02/12/2017, 21:58
Chuyên gia Đặng Thanh Vân chia sẻ về Con đường Đạo và Doanh nhân
Chuyên gia Đặng Thanh Vân 

Chia sẻ từ Facebook cá nhân của Chuyên gia Đặng Thanh Vân về hành trình hòa hợp giữa Đạo và Đời:

Một bạn trẻ trăn trở vì một câu hỏi lớn “Doanh nhân thành công ngộ đạo ngay từ khi mới bắt đầu kinh doanh, hay khi họ đã thành công mới bắt đầu ngộ đạo?”

Chia sẻ với em trải nghiệm của chính tôi, một người chưa hẳn đã thành công, nhưng cũng đã từng trải qua các chặng đường của người khởi nghiệp; trải qua nhiều thăng trầm cuộc sống và sau rốt tìm thấy con đường đạo, hoà hợp con đường đạo với đường đời.

Hành trình giác ngộ là một hành trình rất dài, tưởng chừng vô tận, nếu như bạn tự trải nghiệm và tự ngẫm 1 mình. Bạn có thể sẽ phải trải qua rất nhiều thăng trầm, hỉ nộ ái ố. Đặc biệt với đời doanh nhân, khi bạn phải quản trị con người thì hành trình ngộ đạo càng nhiều thử thách hơn.

Doanh nhân và Phật Pháp
Doanh nhân và Phật Pháp

Hầu hết doanh nhân đều không phải là Phật tử khi bắt đầu chặng đường kinh doanh. Vì nếu là Phật tử, họ sẽ chọn một con đường kinh doanh hoàn toàn khác con đường mà họ đã chọn đi.

Nếu trong chặng đường quản trị công việc và con người đó, bạn có nhiều phút dừng để suy ngẫm, suy tư, để tìm kiếm cách không phải kiếm tiền cho chính mình; mà để giúp cho người lao động của mình có cuộc sống tốt hơn. Bạn cũng nỗ lực để đem đến những sản phẩm tốt hơn phục vụ xã hội… con đường đó chính là đường đạo. Bạn có lòng Từ (khoan dung) và Bi (thấu hiểu nỗi khổ), đồng cảm với người khác.

Mỗi khi làm được 1 dự án thành công, nếu niềm vui vì đem lại hạnh phúc cho mọi người vượt qua niềm vui chinh phục, kiếm lời, thì lúc đó bạn bắt đầu có Bồ Đề Tâm.

Tuy nhiên, để trở nên giác ngộ, thấu hiểu được vô thường, mọi sự trên đời đều có thể xảy ra ngoài khả năng kiểm soát .. của chính mình; giống như Gia Cát Khổng Minh dù có khả năng tiên lượng kết quả cuối cùng, vẫn không thể xoay chuyển được số phận… Đạt đến sự ung dung tự tại với vô thường, đòi hỏi bản lĩnh của người doanh nhân phải được tôi luyện qua nhiều thử thách, vấp ngã, “leo lên đỉnh cao rồi rơi xuống vực sâu” … và vượt qua.

Nếu trong thử thách tôi rèn đó, người doanh nhân không vượt qua được, họ sẽ không thể đạt đến trạng thái tĩnh tâm, có sự thấu tuệ ở mức độ nhất định. Giống như Chu Du ngửa mặt lên trời than “trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng”; tức hộc máu mà chết.

Chặng đường này giống như trạng thái Định _Tuệ của Phật pháp.

Nói như vậy để thấy rằng, quá trình phát triển tư duy và nhân cách của con người, sự suy ngẫm sâu sắc về các giá trị sống, về sự tồn tại của cá nhân và xã hội… chính là một quá trình giác ngộ con đường đạo.

Đó cũng là lý do vì sao những doanh nhân thành công thường là những bậc trí tuệ và giác ngộ sâu sắc Phật Pháp (nếu họ được khai nhãn). Nếu không biết đến Phật Pháp, họ vẫn là bậc Trí ở đời.

Còn câu chuyện giác ngộ, lại là một con đường dài tít tắp nữa, nếu bạn không có tha lực (sự trợ lực của chư Guru, Phật, Pháp và Tăng đoàn).

Đặng Thanh Vân.

View (1167)