TẠO LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH HIỆU QUẢ VỚI 9 BƯỚC DÀNH CHO NGƯỜI MỚI KHỞI NGHIỆP

Chủ Nhật, 20/09/2020, 14:10
9 bước xây dựng mô hình kinh doanh
9 bước xây dựng mô hình kinh doanh

Việc tạo lập mô hình kinh doanh thành công kết hợp với các chiến lược marketing và kinh doanh chính là chìa khóa cho các doanh nghiệp bước tới đỉnh cao trong kinh doanh. Mô hình kinh doanh là yếu tô vô cùng quan trọng và trọng yếu đối với tất cả những người khởi nghiệp và với những người làm kinh doanh. Đây là một trong những nhân tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh trong thời đại ngày nay.

Để bảo đảm rằng những sản phẩm chúng ta thiết kế ra sẽ được khách hàng yêu thích, cần căn cứ vào phản ứng thị trường để liên tục điều chỉnh, thậm chí là phải loại bỏ một số đầu mục, nhưng ít nhất trước khi xuất phát, chúng ta phải biết mình chuẩn bị phục vụ cho đối tượng khách hàng nào, phải giải quyết vấn đề gì của họ.Vậy làm thế nào để tạo lập được một mô hình kinh doanh chuẩn?

Công ty Thanhs từ một doanh nghiệp khởi nghiệp đến bây giờ đã hơn 20 năm, trong quá trình đó Thanhs luôn thay đổi, lập các kế hoạch kinh doanh mới thông thường cứ 3 năm/lần và hàng năm rà soát lại chiến lược kinh doanh đó. Trong thời gian vừa qua, công ty Thanhs ngoài tư vấn về chiến lược thương hiệu thì cũng tư vấn rất nhiều dự án về kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp cỡ vừa và cỡ lớn. Bằng những nỗ lực trở nên toàn diện hơn từng ngày, Thanhs cũng đã giải quyết được các bài toán của các doanh nghiệp. Hôm nay Thanhs sẽ chia sẻ quy trình lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình CANVAS nổi tiếng.

1.Sản phẩm:

Vấn đề mô hình kinh doanh nhìn thì tưởng đơn giản nhưng nhiều người khởi nghiệp khi muốn huy động vốn nói cả nửa ngày vẫn không nói rõ được sản phẩm mà anh ta kinh doanh là sản phẩm gì? Có những dòng/loại gì? Bán sản phẩm như thế nào? Đặc điểm vượt trội của sản phẩm là gì? Lý do tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ?

Điều này không hề hiếm. Thậm chí có những doanh nghiệp đã kinh doanh rất lâu, chủ doanh nghiệp và ban lãnh đạo cũng khó có thể trả lời những câu hỏi trên một cách rõ ràng. Và hậu quả là doanh nghiệp đó sẽ rất khó khăn trong vấn đề xây dựng và thực thi chiến lược doanh nghiệp, cũng như khó thích nghi với thay đổi, khủng hoảng.

Câu trả lời cho vấn đề này: Để đạt được mô hình kinh doanh tốt thì sản phẩm càng đơn giản, nhắm vào nhu cầu mạnh nhất của người dùng, giúp sự trải nghiệm của người dùng đạt đến cực điểm. Và bạn – chủ doanh nghiệp phải nắm rõ mọi thông tin liên quan đến sản phẩm của công ty trong lòng bàn tay.

2.Khách hàng:

“ Khách hàng là thượng đế ’’ là câu nói được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất. Bởi nếu không có khách hàng, việc kinh doanh của bạn sẽ không thể nào tồn tại và phát triển. Nhiều doanh nghiệp tự tin rằng mình đang nắm trong tay các chiến lược để xây dựng lòng trung thành của khách hàng, tuy nhiên thực tế cho thấy số lượng khách hàng lại không nhiều như họ kỳ vọng. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ tư duy của doanh nghiệp là tập trung vào khách hàng,lấy khách hàng làm trung tâm. Từ đó, doanh nghiệp có tầm nhìn xa hơn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng sâu sắc, lâu dài và bền chặt hơn.

Ví dụ, nếu bạn cần một sản phẩm giúp đỡ trong việc rửa bát, máy rửa bát được ra đời để hỗ trợ cho bạn. Nhưng, đối với doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, sản phẩm bạn nhận được còn trên cả mong đợi. Không chỉ đơn giản là một chiếc máy rửa bát, bạn còn có thể sử dụng để sấy bát, loại bỏ các vi khuẩn còn bám lại trên bát đĩa. Mặc dù ban đầu, bạn không hề mong muốn bát đĩa sẽ được sấy sạch sẽ, nhưng chính việc lắng nghe và thấu hiểu của việc lấy khách hàng làm trung tâm đã giúp sáng tạo ra thêm tính năng sấy cho máy rửa bát của bạn.

  1. Đối tác:

Nhà cung cấp tốt là một trong yếu tố ảnh hưởng đến việc quản trị hàng tồn kho tốt. Để lựa chọn được những nhà cung cấp tốt trước hết doanh nghiệp cần nắm được những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp. Nếu doanh nghiệp có rất nhiều khách hàng, sẵn sàng mua tất cả những gì công ty sản xuất, song doanh nghiệp đó lại không có đủ nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường hay nói một cách khác họ không có sự gắn kết với các NCC một cách bền chặt.. Để chọn được nhà cung ứng tốt cần có những tiêu chí như chất lượng sản phẩm, tỷ lệ hàng hóa hư hỏng, chi phí sản phẩm, chất lượng dịch vụ, họ mang lại điều gì khác biệt so với nhà cung ứng khác

Ví dụ: Trên thị trường hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì với sản phẩm sữa đến  từ các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Cô gái Hà Lan, Vinasoy… Việc đầu tiên họ phải là là tìm nguồn cung cấp nguyên liệu. Nguyên liệu từ đâu ra? Thông thường, nguyên liệu dùng sản xuất sữa đến từ 2 nguồn chính: từ các nông trại chuyên nuôi bò sữa; từ việc nhập khẩu ở các quốc gia khác. Nguyên liệu ấy sẽ được thu mua, đưa vào nhà máy sản xuất với mức kinh phí phù hợp với dự toán ban đầu từ đơn vị. Các khâu trong sản xuất tại nhà máy sẽ hình thành nên sản phẩm sữa.

Tuy nhiên, để sản phẩm được người dùng biết đến thì cần tới lực lượng marketing – quảng bá thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Song song đó, bộ phận này cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển đảm bảo khi thấy được nhu cầu khách hàng thì cung sẽ luôn đủ cầu, các sản phẩm sữa đến được tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm, tạo uy tín và thương hiệu. Đó chính là những gì mà Vinamilk cũng như các hãng sữa lớn khác đã và đang làm được trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng của họ.

  1. Đem lại cho khách hàng lợi ích gì?

Đây là một trong những phần quan trọng của mô hình kinh doanh. Chính vì khách hàng đã phải trả tiền cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn nên điều quan trọng là bạn phải phân tích động cơ nào để khiến họ làm như thế. Nếu như bạn không nhận biết gì về những lợi ích này, bạn sẽ khó mà phát triển việc đưa dịch vụ hay sản phẩm đến cho khách hàng.

Lợi ích này phải khác so với các đối thủ? Việc cần thiết là bạn phải phân tích được đối thủ cạnh tranh của mình là ai và những gì làm cho họ khó có thể bị đánh bại. Điều này sẽ cho phép bạn vẽ ra các chiến lược và công cụ phù hợp để vượt qua thách thức. Hãy nhớ rằng những mối đe dọa không phải là lý do mà đối thủ của bạn tốt hơn bạn, mà những chướng ngại vật bạn cần vượt qua hoặc để tạo nên sự khác biệt trong doanh nghiệp của bạn

  1. Bán ở đâu? Kênh bán hàng?

Hiện nay có hai kênh kinh doanh chính, bao gồm: Kênh bán hàng online; kênh truyền thống

Kênh truyền thống như các cửa hàng bán lẻ, các điểm bán hộ gia đình…Nhiều chủ cửa hàng sẵn sàng bỏ ra khoản chi phí tương đối cao để có được vị trí kinh doanh thuận lợi. Để chọn được một vị trí đắc địa cần những lưu ý: Xác định khách hàng mục tiêu, Xác định năng lực tài chính, an ninh, giao thông,…Ví dụ: Đối với một cửa hàng kinh doanh quần áo Hàn Quốc, khách hàng mục tiêu là những bạn trẻ độ tuổi trung bình từ 16-25 tuổi, sẽ hợp lý hơn nếu bạn chọn địa điểm gần trường học, các trung tâm thương mại hay rạp chiếu phim thay vì chọn gần những khu tập thể chủ yếu là những người trung niên. Nếu bạn muốn mở một quán café cho dân văn phòng thì đương nhiên vị trí tại các quận trung tâm, gần các tòa nhà lớn phải được ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó có thể sử dụng hình thức bán hàng online, bởi lẽ hình thức này đang được rất đông người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ có đam mê kinh doanh, hoặc những người muốn bán hàng online tại nhà. Có rất nhiều kênh bán hàng như Facebook, Zalo, instagram, website và các Sàn thương mại điện tử…, giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng nhất, mỗi kênh lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

  1. Truyền thông như thế nào? Ở trên những kênh nào là chính?

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội, nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Phương tiện truyền thông bao gồm tất cả phát thanh truyền hình và phương tiện truyền thông  hẹp vừa như báo, tạp chí, bìa, tờ rơi, bảng quảng cáo, gửi thư trực tiếp, điện thoại, fax, và internet.

  1. Chăm sóc khách hàng như thế nào? Định vị thương hiệu ra làm sao?

Chăm sóc khách hàng không chỉ đơn thuần là bán cho khách hàng bằng sản phẩm, dịch vụ, nó đòi hỏi bạn phải tạo ra sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định liệu khách hàng có quay trở lại cửa hàng vào lần sau để tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Một khách hàng được chăm sóc tốt nghĩa là một khách hàng hoàn toàn hài lòng về sự tư vấn, sản phẩm, dịch vụ cung cấp và vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của cửa hàng ngay cả khi họ chưa có hành vi mua sắm tiếp theo. Những khách hàng này hoàn toàn có thể trở thành khách hàng thân thiết hoặc trở thành khách hàng thiện cảm của cửa hàng và họ chính là cầu nối đưa đến cho cửa hàng bạn những khách hàng tiềm năng thông qua sự giới thiệu của họ.

Một trong những phương pháp hiệu quả thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng dành cho thương hiệu là tạo ra thông điệp định vị có sự cộng hưởng với người tiêu dùng. Ví dụ, thương hiệu giầy Sketchers (giày chơi quần vợt) tạo cho người mang cảm giác rất thích thú. Thương hiệu máy tính Apple, khi bị mất dần thị phần, đã bắt đầu kêu gọi người sử dụng giải phóng chính họ khỏi chiếc PC (máy tính cá nhân) và hãy “Suy nghĩ khác”. Những thương hiệu trên đã định vị dựa vào những khách hàng, không phải dựa vào sản phẩm họ cung cấp.

  1. Liệt kê toàn bộ các chi phí phải trả để xây dựng mô hình kinh doanh này

Tạo lập một doanh nghiệp mới có thể là một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, quá chìm đắm trong sự phấn khích và bỏ qua các chi tiết thường có thể dẫn đến thất bại. Trong giai đoạn đầu, các nhà sáng lập trẻ cần có kế hoạch cẩn thận và tính toán tỉ mỉ đối với các chi phí khởi nghiệp. Một kế hoạch kinh doanh sẽ đưa đến việc xem xét các chi phí khởi nghiệp khác nhau cho doanh nghiệp. Đánh giá chi phí quá thấp sẽ dẫn đến ảo tưởng về lợi nhuận ròng quá cao, tình huống không tốt cho bất kỳ chủ doanh nghiệp nào mới gia nhập cuộc chơi trên thương trường.

Các doanh nhân khởi nghiệp cho biết nhiều startup thất bại vì không thể gánh vác được áp lực tài chính trong giai đoạn đầu. Ngay cả khi nhận được hỗ trợ từ các quỹ đầu tư thì việc thiếu kế hoạch tài chính cũng dễ dẫn đến việc công ty gặp khó khăn. Vì vậy, các startup cần biết đến các kinh nghiệm tiết kiệm chi phí hiệu quả khi bắt đầu kinh doanh.

Vì thế, các startup cần biết đến các kinh nghiệm tiết kiệm chi phí hiệu quả khi bắt đầu kinh doanh. Người khởi nghiệp nên theo dõi từng loại chi phí, từ việc mua sắm các thiết bị, đồ nội thất, vật tư cho quảng cáo và các chi phí tiếp thị khác cho tới các dịch vụ của các luật sư và chuyên gia tư vấn thiết kế…Việc này nhằm đánh giá thường xuyên hiệu quả sử dụng vốn. Khi nhìn lại những khoản chi phí trong sổ sách, chủ doanh nghiệp sẽ biết đâu là khoản vốn mang lại lợi nhuận cao hơn, đâu không phải là khoản chi phí có lời. Đây là một giải pháp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả mà nhiều người khởi nghiệp thường bỏ qua. Đồng thời, Mua thiết bị văn phòng hợp lý, các thiết bị công nghệ không cần quá cầu kì, hoành tráng hoặc quá nhiều chức năng vì sẽ đội chi phí đầu tư cao hơn nhưng không tận dụng được hết tối đa công suất thiết bị; Giảm bớt chi phí với việc tuyển dụng, việc thuê nhân viên không hợp lý khiến doanh nghiệp phải gánh thêm chi phí, dẫn đến nhiều khó khăn về tài chính

  1. Với những kênh bán ở trên thì có bao nhiêu dòng doanh thu?

Giữa thời buổi cạnh tranh và nền kinh tế thị trường rộng mở như hiện nay, các chủ shop kinh doanh luôn muốn tìm đủ mọi cách thức để mở rộng quy mô và gia tăng doanh thu, lợi nhuận của mình. Trước đây, việc mở rộng từ kinh doanh cửa hàng truyền thống sang kinh doanh trực tuyến thông qua website, blog, mạng xã hội,… trên nền tảng Thương mại điện tử đã là một bước ngoặt lớn.

Ở thời điểm hiện tại, các chủ shop còn có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh trực tuyến của mình hơn nữa với hệ thống các ứng dụng giúp hỗ trợ hầu hết các khâu trong quá trình kinh doanh. Mở rộng thêm một kênh sẽ là thêm một cách để tiếp cận được tới khách hàng tiềm năng. Khi kinh doanh online, bán hàng đa kênh sẽ càng phát huy được hiệu quả; có thể có 10 dòng doanh thu từ 10 dòng sản phẩm. Cũng có thể có 1 sản phẩm nhưng có 10 dòng doanh thu vì đã bán trên 10 kênh khác nhau. Việc bán hàng đa kênh khi có sự liên kết giữa các kênh và được quản lý trên một thể thống nhất sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng đơn hàng.

Khi bán hàng đa kênh, các ông chủ có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi, vì vậy các doanh nghiệp cần hành động nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng từ Online cho tới Offline vào thời điểm chính xác.

Hy vọng rằng với 9 bước được trình bày ở trên, các nhà khởi nghiệp đã phần nào vỡ ra và gỡ rối cho các vấn đề còn tồn tại để thiết lập được mô hình kinh doanh hiệu quả, đến gần hơn với thành công trong sự nghiệp.

Đọc thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Bí kíp kinh doanh online – Không lo thất bại

Thấu hiểu khách hàng qua mô hình 5W1H

Chuyển đổi số – Nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp

Một góc nhìn khác về các chương trình giảm giá

 

View (1854)