Chuyển đổi số – Tiến trình tất yếu để doanh nghiệp tồn tại

Thứ Năm, 09/07/2020, 18:18

Chuyển đổi số đang là xu hướng trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dường như vẫn chưa thực sẵn sàng cho quá trình này.

Bà Đặng Thanh Vân, TGĐ Thanhs chia sẻ tại Tại Diễn đàn về Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN tại Hà Nội vào ngày 25/6/2020
Bà Đặng Thanh Vân, TGĐ Thanhs chia sẻ tại Tại Diễn đàn về Kinh tế ASEAN.

Ngày 25/6/2020 vừa qua, bà Đặng Thanh Vân, TGĐ Công ty Thanhs, đại diện cho cộng đồng Chuyển đổi số CHUDOSO đã có bài tham luận với chủ đề “Chuyển đổi số – Tiến trình tất yếu để doanh nghiệp tồn tại”  tại diễn đàn Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN  trong khuôn khổ Diễn đàn về Kinh tế ASEAN.

Theo số liệu từ Enterprise cho biết có 76% doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt đầu chuyển đổi số. Con số này lớn gấp 1,5 lần so với thế giới. Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp này là không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, chưa tìm được mô hình nào phù hợp với đặc thù của riêng mình; chưa tìm được đối tác đồng hành.

Vì sao phải chuyển đổi số?

Tại hội thảo “Global Digital Transformation” tháng 4/2019, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT đã khẳng định: “Câu hỏi mà các doanh nghiệp phải đặt ra vẫn không thay đổi: làm thế nào để tăng trưởng, để có khách hàng, để có lợi nhuận, nhưng cách trả lời rất khác biệt và những công ty chuyển đổi số sẽ thể hiện sự vượt trội. Nói cách khác, nếu không chuyển đổi số, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thua về bậc và sớm muộn phải ra đi”.

Bà Đặng Thanh Vân, chủ tịch công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs, 20 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược cho DN SMEs cũng nhận định Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là tiến trình không thể đảo ngược, bởi những khủng hoảng như Covid-19 sẽ còn diễn ra. Trong đó dữ liệu số sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi dữ liệu có ích cho doanh nghiệp ngày càng bùng phát, đa dạng và sẽ khiến doanh nghiệp quá tải vì thông tin nếu không có hệ thống phân tích dữ liệu số phù hợp. Đó chính là quá trình Chuyển đổi số của doanh nghiệp” . Việc xảy ra khủng hoảng Covid-19 là một dấu hiệu cho thấy chúng ta không thể đứng ngoài dòng chảy phát triển của xã hội. Bởi vì những khủng hoảng tương tự Covid-19 sẽ tiếp tục diễn ra, chứ không phải trăm năm có một lần.

 

Bà Đặng Thanh Vân, TGĐ Thanhs chia sẻ tại Tại Diễn đàn về Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN tại Hà Nội vào ngày 25/6/2020
Nguy cơ bị “loại khỏi cuộc chơi” khi doanh nghiệp chưa bắt đầu chuyển đổi số

Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.

International Data Coperation đã dự báo, đến năm 2022, giá trị chuyển đổi số trên thế giới ước đạt 2.000 tỷ USD và tăng trưởng cao gấp 4 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường dịch vụ công nghệ thông tin. Sau đại dịch, mọi việc có thể còn tiến nhanh hơn nữa.

Tại Việt Nam, theo Báo cáo về nền kinh tế số tại Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain & Company năm 2019, kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng như “rồng được tháo xích” và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025.

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng ở tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước.

Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp thành công

Ông Nguyễn Trung Chính – Phó chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC nhận định, nếu ai nhận thức sớm, triển khai nhanh quá trình chuyển đổi số thì thành công càng đến sớm.

Trong tháng 12/2019 , dựa trên những nhu cầu cấp thiết từ chính các doanh nghiệp SMEs Việt cho nhu cầu chuyển đổi số một cách nhanh chóng, dễ dàng ứng dụng cho quy mô nhỏ và siêu nhỏ; CLB chuyển đổi số dành cho DN SMEs CHUDOSO đã được thành lập dưới sự tham gia của trên 20 thành viên sáng lập. Mục tiêu của CLB là xây dựng bản đồ chuyển đổi số giúp DN SMEs khai thác sức mạnh số nhanh hơn, mạnh hơn, trở thành đòn bẩy lớn giúp DN có thể bứt tốc, vượt qua các cây đại thụ – doanh nghiệp “lão làng” trong ngành.

Bản đồ chuyển đổi số - CLB Chuyển đổi số
Bản đồ chuyển đổi số – CLB Chuyển đổi số

6 KẾT QUẢ DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ

1/ Giảm thiểu chi phí, tối ưu công tác vận hành, đặc biệt tối ưu về nguồn lực nhân sự và đào tạo nhân sự. Đặc biệt nhà quản lý áp dụng công cụ quản trị từ xa, không chỉ đơn giản hoá hoạt động quản lý Doanh nghiệp; mà còn có công cụ phân tích hiệu quả SXKD mọi lúc mọi nơi.

2/ Cải thiện chiến lược khách hàng khi có đủ công cụ tổng hợp thông tin khách hàng; phân tích và đo lường cụ thể được hành vi mua hàng, nhu cầu của khách hàng và bám đuổi được khách hàng theo hành trình trải nghiệm khách hàng.

3/ Phân tích và bảo mật dữ liệu tốt hơn: hầu hết DN SMEs không có hệ thống lưu trữ và bảo mật cho dữ liệu công ty. Nhiều dữ liệu quý của công ty như thông tin khách hàng, tài liệu sản phẩm, tài liệu nhân sự, hệ thống quy trình.. đều rơi rụng vì nằm trong máy tính của các nhân viên, không được tập hợp và bảo mật trên 1 hệ thống chung

4/ Sản phẩm / dịch vụ mới: Nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo được những sản phẩm thuần tuý trên môi trường số hoặc có thể phân phối thông qua ứng dụng Ommi Channel, đột phá doanh thu, đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như Covid 19. Với sản phẩm số này, DN tạo ra được những cái đuôi dài – về mặt chiến lược, đó là những sản phẩm đầu tư một lần nhưng bán mãi, luôn luôn thu được lợi nhuận. Đấy là nhóm sản phẩm mà dù bất kể doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại cũng nên đặt tư duy đầu tư. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh thời đại số.

5/ Gia tăng quy mô theo cấp số nhân, tăng tốc kết quả kinh doanh: Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số có thể dễ dàng thiết lập đa kênh bán hàng, marketing để tiếp cận trực tiếp với khách hàng (D2C – direct to customers/ O2O – Online to Offline) và theo đó, gia tăng vô giới hạn cơ hội tiếp cận với khách hàng trực tiếp toàn cầu.

6/ Thúc đẩy văn hoá doanh nghiệp đặc biệt đối với nguồn lực nhân sự thế hệ Y và Z, những nhóm sinh ra và lớn lên trong môi trường số và 24h online. Trước hết, chuyển đổi số là câu chuyện xuất phát từ tư duy của nhà lãnh đạo. Theo Bà Vân, “không phải lãnh đạo nào cũng là lãnh đạo cấp tiến hay chủ động thúc ép nhân sự tham gia cùng vào quá trình chuyển đổi số. Đa số lãnh đạo chỉ tập trung vào kết quả đầu ra cuối cùng, còn nhân viên làm thế nào để ra đầu ra đó là việc của nhân viên.

Một trong những việc doanh nghiệp muốn chuyển đổi số cần phải làm là huấn luyện và mở rộng luồng tư duy của nhà lãnh đạo; giúp họ có khả năng nhìn thấy được và thấu hiểu được lợi ích của quá trình chuyển đổi số. Hiện tại các chủ doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nhìn được vào lợi ích của chuyển đổi số. Đây không phải là chuyện sử dụng phần mềm thì công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn như thế nào; mà là tôi đầu tư cho chuyển đổi số thì DN sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền và doanh thu tăng như thế nào?

 

View (2562)
Phan Tiep
Erada là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất cần sự tư vấn của quý công ty. Mong nhận được hồi âm
Trả lời