Chuỗi nhượng quyền thương hiệu ngành F&B

Thứ Tư, 06/11/2024, 17:17

Ngành hàng F&B tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các chuỗi nhượng quyền thương hiệu, nhờ vào nhu cầu tiêu dùng tăng và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người Việt. Đặc biệt, các mô hình kinh doanh như nhà hàng phục vụ nhanh (QSR), nhà hàng thức ăn nhanh và các chuỗi cà phê đang dẫn đầu về mức độ mở rộng. Sự phát triển này còn được thúc đẩy bởi nhóm khách hàng trẻ, xu hướng ẩm thực quốc tế và nhu cầu trải nghiệm dịch vụ tiện lợi.

Mức độ tăng trưởng và đặc trưng của thị trường F&B

Theo Statista, doanh thu ngành F&B năm 2023 ước tính tăng khoảng 7%, tiếp tục xu hướng tăng trưởng dù chịu tác động từ nền kinh tế và chi phí cao. Ngành hàng này đã ghi nhận mức tăng 1,26% về số lượng cửa hàng dịch vụ trong năm, trong đó chuỗi F&B lớn chiếm ưu thế với mức tăng trưởng doanh thu 0,2% so với năm trước. Việc này phần nào đến từ làn sóng nhượng quyền mạnh mẽ của các chuỗi đồ uống, đồ ăn nhanh và mô hình lẩu nướng, vốn có độ phủ rộng và dễ tiếp cận.

Các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh và đồ uống như KFC và Highlands Coffee không chỉ thu hút bằng tốc độ phục vụ mà còn nhờ vào mô hình quán hiện đại, phù hợp cho cả công việc và gặp gỡ bạn bè. Các chuỗi lẩu nướng như Haidilao và BBQ Chicken đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng thích ăn uống theo nhóm.

Bài phân tích sử dụng thông tin nghiên cứu thị trường từ Côccôc. 

Chuỗi nhượng quyền thương hiệu ngành F&B

Hành vi tiêu dùng theo nhóm tuổi

Báo cáo từ nghiên cứu trực tuyến của Cốc Cốc với 1.999 người cho thấy các nhóm tuổi từ 18 đến 34 là “lực đẩy” chính cho F&B. Trong đó, 56% người tiêu dùng đến các chuỗi này với tần suất thường xuyên; nhóm 18-24 có tần suất ăn ngoài hàng ngày và hàng tuần cao nhất, đặc biệt ưa chuộng đồ ăn nhanh và cà phê. Nhóm tuổi 25-34 lại thiên về các chuỗi lẩu/nướng và các món ăn phong cách châu Á.

Đáng chú ý, nhu cầu ăn uống “ngẫu hứng” chiếm ưu thế với 32% số người chọn đi ăn khi có hứng thú tức thời. Hành vi tiêu dùng này thể hiện tính linh hoạt cao và phù hợp với mô hình chuỗi quán F&B đa dạng, từ cà phê, đồ ăn nhanh đến lẩu nướng.

Nhóm tuổi 18-34 được coi là “khách hàng vàng” của các chuỗi F&B, với tần suất sử dụng dịch vụ cao. Đặc biệt, nhóm 18-24 tuổi thường đến các chuỗi đồ ăn nhanh nhất, chiếm 59%, cao hơn so với mức trung bình 49% ở các độ tuổi khác. Nhóm 25-34 tuổi lại thường xuyên ghé các chuỗi cà phê, trà, lẩu nướng và các món ăn châu Á như Thái, Nhật, Trung Quốc và Hong Kong.

Khi so sánh lý do và dịp ăn uống giữa các mô hình chuỗi, có sự khác biệt rõ rệt. Các chuỗi lẩu, nướng và món ăn châu Á như Thái, Nhật, Trung Quốc thường được lựa chọn cho các dịp đặc biệt như liên hoan hay khi đi cùng bạn bè. Trong khi đó, chuỗi đồ ăn nhanh và quán cà phê, trà lại thu hút khách hàng chủ yếu khi họ tự phát sinh nhu cầu, thường là từ mong muốn cá nhân hơn là từ yếu tố ngoại cảnh.

Chuỗi nhượng quyền thương hiệu ngành F&B

Các yếu tố quan trọng trong hành vi ra quyết định của người tiêu dùng

Theo khảo sát, hương vị và chất lượng món ăn dẫn đầu các yếu tố quyết định với 42% người tiêu dùng. Đáng chú ý là nhóm tuổi trẻ có xu hướng tìm kiếm trải nghiệm mới lạ, đồng thời nhấn mạnh vào giá trị chất lượng và dịch vụ. Cụ thể, nữ giới đánh giá cao hơn về sự đa dạng món ăn và tính tiện lợi, trong khi nam giới lại quan tâm nhiều hơn đến giá trị và tiện nghi không gian.

Bên cạnh đó, yếu tố khuyến mãi cũng có tác động lớn với gần 17% người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy, các thương hiệu cần đầu tư vào trải nghiệm dịch vụ, đảm bảo chất lượng đồng nhất và tận dụng các chiến lược khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.

Chuỗi nhượng quyền thương hiệu ngành F&B

Các kênh quảng cáo trực tuyến và truyền miệng hiện là hai nguồn thông tin chính để người tiêu dùng biết đến các chuỗi F&B, với mức độ tiếp cận đáng kể so với các kênh truyền thông khác. Các thương hiệu như Haidilao, Sushi Hokkaido, Mixue, và KFC được yêu thích rộng rãi trong các phân khúc khác nhau, nhưng sự ưa chuộng này thay đổi tùy theo từng độ tuổi và sở thích riêng của người tiêu dùng.

Thách thức và Cơ hội phát triển

Dù tăng trưởng ổn định, ngành F&B vẫn đối mặt với nhiều thách thức: chi phí thuê mặt bằng tăng, biến động chi phí nguyên liệu và sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, với dự báo CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép) đạt 14,6% đến năm 2027 cho các chuỗi lớn và 12,5% cho các cửa hàng độc lập, tiềm năng tăng trưởng của ngành F&B tại Việt Nam vẫn rất lớn.

Để thành công, các chuỗi F&B cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, tăng cường trải nghiệm khách hàng và đầu tư vào các công nghệ số như quản lý chuỗi cung ứng và tiếp thị trực tuyến.

GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG  – Chiến lược tung sản phẩm mới

Chiến lược thâm nhập thị trường mới với các phạm vi như: phân tích nhu cầu thị trường, phân tích đối thủ, phân khúc thị trường, lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu, xây dựng kênh phân phối, thiết lập lực lượng bán hàng, xây dựng chính sách giá, định vị thương hiệu, truyền thông thương hiệu…. Chiến lược  Tung sản phẩm và Thâm nhập thị trường được xây dựng và điều chỉnh chủ yếu để hướng tới mục tiêu đạt doanh thu, đưa sản phẩm mới ra thị trường hay giành thị phần…

Thông qua Giải pháp tư vấn xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường, tung sản phẩm mới, các chuyên gia và chuyên viên giàu kinh nghiệm của Thanhs sẽ đồng hành cùng với doanh nghiệp để xác định các vấn đề liên quan đến chiến lược, chinh phục các mục tiêu về thị trường, thị phần, khách hàng, nhận biết thương hiệu…

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CÙNG CÁC CHUYÊN GIA HƠN 20 NĂM KINH NGHIỆM TỪ THANHS

View (107)