TÌM BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU CHO NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VN

Thứ Ba, 01/11/2016, 17:13

Quy trình xây dựng Thương hiệu doanh nghiệp ngành Thủ công mỹ nghệ

Chia sẻ cách thức xây dựng và phát triển thương hiệu gắn với Thương hiệu Quốc gia, bà Đặng Thanh Vân, Giám đốc Công ty tư vấn thương hiệu và truyền thông Thanhs Brand cho rằng: Bất cập lớn nhất của ngành hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay vẫn là thiết kế mẫu mã sản phẩm. Vì thế việc tìm chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước đối với mặt hàng này vẫn còn khá chật vật.

Có tới 90% sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam dựa trên thiết kế của khách hàng nước ngoài và sử dụng nhãn mác của khách hàng lý do là vì thiếu sáng tạo trong mẫu mã sản phẩm.
Cũng xuất phát từ việc các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm nên dẫn đến tồn tại là quá lệ thuộc vào truyền thống, cầu kỳ, chưa chú trọng đến công năng….

Bên cạnh đó, nhiều làng nghề còn bắt chước, sao chép mẫu mã làm mất đi tính đa dạng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây là nguyên nhân chính gây nên việc khó cạnh tranh với hàng nước ngoài.

Xây dựng thương hiệu ngành Thủ công mỹ nghệ

 

Do vậy, theo bà Đặng Thanh Vân, để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu khó tính các doanh nghiệp cần tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng tốt và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hằng ngày, không nên sản xuất đại trà vì sẽ vấp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm đến từ Trung Quốc.

Uyên Hương/BNEWS/TTXVN

 

View (1062)